NHÂN TRƯỜNG HỢP SỐC NHIỄM KHUẨN HUYẾT
DO NÃO MÔ CẦU ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM, BỆNH VIỆN QUÂN Y 175.
Nguyễn Chí Thắng
TÓM
TẮT
Nhiễm
não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi Neisseria meningitidis hay
còn gọi não mô cầu, là một vi khuẩn song cầu, gram âm và ưa khí. Khi nhiễm vi
khuẩn này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác nhau như tụt huyết áp,
suy đa tạng và thậm chí tử vong. Báo cáo này mô tả một bệnh nhân nam 20 tuổi, sốc
nhiễm trùng huyết do não mô cầu với những biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu dữ
dội, nôn ói, rối loạn ý thức và hôn mê. Bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh
cephalosporin thế hệ III và dexamethason, dần hồi phục và được xuất viện sau 15
ngày điều trị. Kết luận: sốc nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu là một thể bệnh cực
kỳ nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên có thể cứu sống
bệnh nhân nếu được chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời.
Từ khóa:
sốc nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu.
CASE REPORT
A PATIENT WITH SEPTIC SHOCK CAUSED BY NEISSERIA
MENINGITIDIS
ABSTRACT
Meningococcal infection
is an acute infectious disease caused by Neisseria meningitidis, also called
the meningococcal bacterium, which is a bacterial, gram-negative and aerobic
organism. When infected with this bacterium can cause various serious
consequences such as hypotension, multiple organ failure and even death. This
report describes a 20 year-old male patient with septic shock due to
meningococcal infection with sudden high fever, severe headache, nausea,
confusion and coma. He was treated with the third-generation cephalosporin
antibiotic and dexamethasone, gradually recovered and discharged after 15 days
of treatment. Conclusion: meningococcal septicemia is an extremely severe form
of meningococcal infection, causing serious complications , but there is a cure
for meningococcal disease if diagnosed and treated promptly.
Key words: septic shock, meningococcal septicaemia.
Key words: septic shock, meningococcal septicaemia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm
não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loài vi khuẩn có tên Neisseria
meningitidis, bệnh có thể gây ra những biểu hiện lâm sàng đa dạng và hậu quả cũng có thể hết sức nặng nề
nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh
lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các giọt nhỏ dịch tiết mũi họng bị nhiễm
Neisseria meningitidis, khả năng lây truyền sẽ tăng nếu có đồng nhiễm
cùng các vi rút đường hô hấp. Đó cũng là một nguyên nhân gây ra nhiều vụ dịch
nguy hiểm ở nhiều nước phát triển và các nước đang phát triển với tỉ lệ ca nhiễm
dao động từ 1 đến 1000 ca bệnh trên 100000 dân [2,3]. Châu Phi cận Sahara là
nơi có các vụ dịch lớn xảy ra: vụ dịch 1996-1997có 250.000 ca mắc và 25.000 ca
tử vong, vụ dịch năm 2009 tại 14 nước châu Phi với 88.199 người mắc và 5.352
người tử vong. Ở Việt Nam, thỉnh thoảng vẫn có các vụ dịch lẻ tẻ ở các địa
phương, riêng năm 1977 vụ dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh có 1015 ca mắc, do não
mô cầu nhóm C gây ra [1,4]. Ca bệnh nhiễm não mô cầu đầu tiên được báo cáo bởi Vieusseux
vào năm 1805, và tới 1887 các nhà khoa học đã phân lập được vi khuẩn Neisseria
menengitidis. Não mô cầu là vi khuẩn gram âm, thuộc họ Neisseriaceae, được chia làm 13 typ huyết thanh dựa vào sự
khác nhau cấu trúc vỏ polysaccharid, trong đó có 6 typ cực kì nguy hiểm là A,
B, C, W135, X và Y [5]. Trong các thể bệnh do não mô cầu gây ra, thể bệnh có sốc
nhiễm khuẩn huyết là nặng nhất, gây tỉ lệ tử vong cao. Tại Bệnh viện quân y
175, trung bình mỗi năm điều trị từ 4 đến 5 bệnh nhân nhiễm não mô cầu, đa phần
là quân nhân chuyển từ các tuyến quân y đơn vị lên. Tại đây chúng tôi có đầy đủ
phương tiện, trang thiết bị và thuốc men để điều trị cho bệnh nhân, tuy nhiên để
chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh là do não mô cầu thì cần gửi bệnh phẩm
tới những đơn vị bạn.
CA LÂM SÀNG
Dịch
tễ: tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm não mô cầu cách khoảng 1 tháng.
Bệnh nhân nam 20 tuổi
đang phục vụ trong một đơn vị quân đội. Ngày thứ nhất của bệnh, bệnh nhân sốt
cao đột ngột, rét run kèm đau đầu, đau nhức toàn thân dữ dội. Sau đó vài giờ bệnh
nhân nôn ói nhiều lần ra thức ăn và có biểu hiện rối loạn ý thức lơ mơ nhẹ. Tại
quân y đơn vị đã chẩn đoán nhiễm não mô cầu và tiêm kháng sinh cefotaxim 1g x 3
lọ/ ngày. Ngày thứ 2 của bệnh, bệnh nhân được chuyển tới khoa Truyền nhiễm, Bệnh
viện quân y 175 trong tình trạng ý thức xấu dần, Glasgow lúc vào là 10 điểm có
những lúc kích thích xen lẫn ngủ gà, sau đó giảm dần xuống. Mạch: 120 lần/
phút, nhiệt độ: 390C, huyết áp: 85/ 50, tần số thở 25 lần/ phút.
Khám toàn thân chưa có phát ban, cứng gáy (-), dấu hiệu Kernig (-), dấu hiệu
Brudzinski (-), không có tổn thương thần kinh khú trú. Cho làm xét nghiệm công
thức máu, chọc dịch não tủy cấp cứu có kết quả sau ( bảng 1.1 và 1.2).
Dịch não tủy
|
Kết quả
|
Màu sắc
|
Không màu
|
Số lượng bạch cầu
|
5 tế bào/mm3
|
Số lượng hồng cầu
|
20 tế bào/mm3
|
Protein
|
0,17g/l
|
Glucose
|
5,14 mmol/l /(Glucose máu:
6.2mmol/l)
|
Bảng
1.1. Kết quả xét nghiệm dịch não tủy.
Bệnh
nhân được chẩn đoán sơ bộ là theo dõi sốc nhiễm trùng do não mô cầu và được
cách ly ngay. Bệnh nhân được tiếp tục điều trị kháng sinh Ceftriaxon 1g x 4 lọ
/ ngày tiêm cách nhau mỗi 12 giờ, levofloxacin 0.75g truyền tĩnh mạch mỗi 24 giờ.
Những cơn co giật liên tục của bệnh nhân được khống chế bằng liều cocktail ( dolargan
+ aminazin + pipolphen). Ngày thứ 4 của bệnh, ý thức bệnh nhân tiếp tục trở nên
xấu hơn, và đi vào hôn mê. Bệnh nhân được thở máy và duy trì thuốc vận mạch
noradrenalin + dobutamin. Bệnh nhân được điều trị thêm bằng dexamethason 4mg x
10 lọ/ ngày đầu tiên, 3 ngày sau tiếp tục giảm dần 2 lọ so với ngày hôm trước. Trên da bệnh
nhân bắt đầu xuất hiện tử ban rải rác toàn thân, tập trung nhiều ở vùng thắt
lưng, hình thái đa dạng, kích thước từ 2 x 3mm tới 3 x 4 cm, xét nghiệm có kết
quả cấy máu Polymerase chain reaction (PCR) dương tính với não mô cầu. Ngày thứ
6 của bệnh, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện chống thở máy và quyết định cho cai
máy thở sớm, bệnh nhân dần tỉnh lại, hết sốt, huyết động ổn định. Bệnh nhân hồi
phục hoàn toàn và ra viện sau 15 ngày điều trị.
Các
xét nghiệm cận lâm sàng được làm liên tục song song với quá trình điều trị bệnh
nhân được trình bày tóm tắt ở bảng 1.2.
G30*
|
N4
|
N6
|
N8
|
N10
|
Đơn vị
|
|
Bạch
cầu
|
4.2
|
35.3
|
25.6
|
13.7
|
11
|
Nghìn/mm3
|
Procalcitonin
|
56.13
|
15.9
|
2.53
|
0.659
|
0.08
|
ng/ml
|
Tiểu
cầu
|
92
|
27.4
|
43.1
|
194
|
245
|
Nghìn/mm3
|
Prothrombin
|
56
|
47
|
62
|
72
|
74
|
%
|
pH
MĐM
|
7.2
|
7.58
|
7.39
|
kl
|
kl
|
|
pO2
|
37
|
173
|
46
|
kl
|
kl
|
mmHg
|
Ure/creatinin
|
5.87/202.7
|
12/97
|
8.6/63
|
12/79
|
7/59
|
mmol/l/umol/l
|
Pro
BNP
|
15346
|
>35000
|
13416
|
2877
|
655
|
Pg/ml
|
AST/ALT
|
46/28
|
55/227
|
44/101
|
62/93
|
19.6/27
|
U/l
|
Lactat
|
11.91
|
2.39
|
3.56
|
1.59
|
1.7
|
mmol/l
|
G: giờ thứ (của bệnh), N: ngày thứ (của
bệnh), kl: không làm
*giờ bệnh nhân vào viện quân y 175
MĐM: máu động mạch
Bảng 1.2. Kết quả
xét nghiệm cận lâm sàng.
BÀN
LUẬN
Về chẩn đoán, bệnh
nhân được chẩn đoán ngay từ tuyến đơn vị là nhiễm não mô cầu mặc dù chưa có xét
nghiệm hay dấu hiệu lâm sàng đặc trưng, nhưng yếu tố dịch tễ đã đóng vai trò cực
kỳ quan trọng và cần thiết để có nhận định ban đầu phù hợp. Khi mới vào khoa
chúng tôi là giờ thứ 30 của bệnh, nổi lên là tình trạng rối loạn ý thức của bệnh
nhân, kích thích vật vã nhiều, kết hợp các yếu tố huyết động có sự rối loạn mạnh.
Khi các kết quả xét nghiệm về cho thấy một tình trạng sốc nhiễm trùng rõ rệt [9],
Procalcitonin tăng cao 56,13 ng/ ml và tiếp tục tăng ở những giờ sau. Lactat:
11,91 mmol/l, tiểu cầu giảm xuống còn 94000 tế bào/ mm3 và tiếp tục
giảm thấp hơn ở những ngày sau. Tình trạng suy đa cơ quan cũng được bộc lộ sớm
ngay từ đầu, Pro BNP > 35000 pg/ml, enzym AST/ ALT: 257/325 U/l, creatinin: 161µmol/l. Các dấu hiệu
thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm dịch não tủy cho thấy không có tình trạng
viêm màng não kết hợp. Hướng chẩn đoán càng trở nên sáng tỏ và chính xác hơn
khi mà bệnh nhân xuất hiện những tử ban rải rác đặc trưng toàn cơ thể, tình trạng
lâm sàng xấu đi nhanh trông thấy và có kết quả cấy phân lập máu dương tính với
vi khuẩn não mô cầu từ viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được chẩn
đoán xác định sốc nhiễm trùng do não mô cầu typ B.
Sốc do não mô cầu dẫn tới hôn mê, phải thở máy |
Về điều trị, theo tài liệu hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị bệnh nhiễm não mô cầu của Bộ y tế thì việc dùng kháng sinh
cephalosporin thế hệ III là hoàn toàn hợp lý, do vậy vấn đề thành công được
trên bệnh nhân diễn biến nặng, đi vào
tình trạng sốc nhanh như thế này chính nhờ một phần lớn ở sự xử trí kịp thời và
đúng đắn của tuyến quân y đơn vị. Nhận định này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Park K khi ông cho rằng phát hiện sớm bệnh và dùng thuốc kháng sinh thích hợp sớm
trong 2 ngày đầu có thể nâng tỉ lệ sống sót lên tới 95% [6]. Mặc dù bệnh nhân
có rơi vào sốc và hôn mê nhưng chỉ phải thở máy 2 ngày và tình trạng phục hồi
sau đó đã diễn ra rất tốt.
Việc
chúng tôi quyết định sử dụng dexamethason khi bệnh nhân có biểu hiện xấu hơn
cũng phù hợp với nghiên cứu của Marc H. Lebel và cộng sự khi tiến hành trên 200
bệnh nhân đã chứng minh làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong [7]. Tuy nhiên vấn đề liều
lượng cũng như thời gian sử dụng
corticoid đang còn là vẫn đề gây nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng nên khởi đầu
liều corticoid 0,15mg/kg mỗi 6 giờ trong 24 giờ sau khi dùng liều kháng sinh đầu
tiên, duy trì tiếp tục trong 4 ngày tiếp theo [8], trong khi đó lại cũng có những
ý kiến nêu ra chỉ nên dùng corticoid ở những bệnh nhân người lớn sốc nhiễm
trùng do não mô cầu với liều 200-300mg hydrocortison mỗi ngày và phải dùng
trong thời gian tối thiểu là 5 ngày [10]. Ở bênh nhân này chúng tối đã sử dụng
dexamethason với liều 40mg/ ngày, có giảm dần 8mg mỗi ngày tiếp theo, dùng
trong 4 ngày đã cho thấy kết quả khả quan.
KẾT LUẬN
Bệnh nhiễm não mô cầu đã, đang và sẽ còn là
mối đe dọa không hề nhỏ tới sức khỏe của những chiến sĩ, những người có lối sống
sinh hoạt tập trung nói riêng, cũng như sức khỏe và tính mạng của toàn thể cộng
đồng nói chung. Việc sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ III trong điều trị
bệnh nhiễm não mô cầu vẫn đang là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Đối với những bệnh
nhân có sốc nhiếm khuẩn huyết do não mô cầu thì nên kết hợp thêm dexamethason
liều cao từ sớm, nhưng dùng ngắn ngày. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời đóng
vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống tính mạng bệnh nhân do não mô cầu
gây ra, đặc biệt những trường hợp có sốc nhiễm khuẩn huyết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm Não mô cầu
(Ban hành kèm theo Quyết định số 975/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Y tế).
(Ban hành kèm theo Quyết định số 975/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Y tế).
2. Caugant DA. Genetics and evolution of Neisseria
meningitidis: importance for the epidemiology of meningococcal disease.
Infect Genet Evol 8: 558-565, 2008.
3.
Buysse CM, Raat H, Hazelzet JA, Hop WC,
Maliepaard M,Joosten KF. Surviving meningococcal septic shock: health
consequences and quality of life in children and their parents up to 2years
after pediatric intensive care unit discharge. Crit Care Med 36:
596-602, 2008).
4.
Sadarangani M, Scheifele DW, Halperin
SA, Vaudry W, Le Saux N, Tsang R, et al. Outcomes of invasive meningococcal
disease in adults and children in Canada between 2002 and 2011: a prospective
cohort study. Clinical infectious diseases: an official publication of the
Infectious Diseases Society of America. 2015 Apr 5;60(8):e27-35.
5. Rosenstein NE, Bradley BA, Stephens DS, Popovic T, Hughes JM. Meningococcal disease. N Engl J Med 344: 1378-1388, 2001.
5. Rosenstein NE, Bradley BA, Stephens DS, Popovic T, Hughes JM. Meningococcal disease. N Engl J Med 344: 1378-1388, 2001.
6. Park K. Park's textbook of preventive and social medicine. 21 ed. Jabalpur:
M/s Banarsidas Bhanot; 2011.
7.
Marc H. Lebel, M.D., Bishara J. Freij,
M.D., George A. Syrogiannopoulos, M.D. Dexamethasone Therapy for Bacterial
Meningitis, N Engl J Med 1988; 319:964-971 October 13, 1988 DOI:
10.1056/NEJM198810133191502.
8. U Theilen, L Wilson, G Wilson, J O Beattie, S Qureshi, and D Simpson. Management of
invasive meningococcal disease in children and young people: summary of SIGN
guidelines. BMJ. 2008 Jun 14; 336(7657): 1367–1370.
doi: 10.1136/bmj.a129.
9.
Mervyn Singer,
MD, FRCP, Clifford S. Deutschman,
MD, MS. The Third International
Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 2016 Feb 23; 315(8):
801–810.doi: 10.1001/jama.2016.0287.
10. Scottish Intercollegiate Guidelines Network. Management
of invasive meningococcal disease in children and young people - a
national clinical guideline. ISBN: 978
1905813 31 5 published May 2008.