Mọi người đều biết rằng viêm gan B mạn tính là kẻ giết người thầm lặng vô cùng nguy hiểm. Nếu chúng ta không cẩn thận, giữ gìn sức khỏe, có lối sống sinh hoạt hợp lý và đặc biệt là theo dõi, điều trị đúng đắn thì rất có thể gây ra những hậu họa khôn lường như xơ gan, ung thư gan, thậm chí là tử vong. Kinh nghiệm thực tế điều trị bệnh nhân tại các viện lớn nhất ở Việt Nam như Y dược TPHCM, Nhiệt đới và các viện nghiên cứu ở Melbourne, Sydney, Brisbane Úc giúp tôi được chứng kiến rất nhiều câu chuyện thực tế như sau:
- Bệnh nhân tử vong vì uống thuốc hạ sốt paracetamol và thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiểu. Trường hợp này là một bệnh nhân nữ 50 tuổi, phát hiện viêm gan B mạn từ lâu, điều trị thuốc kháng virus dở dang, khi uống khi ngừng không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa gan. Vào một ngày bệnh nhân bị sốt, đi tiểu buốt rắt, khám bác sĩ chẩn đoán là nhiễm trùng tiểu, được kê đơn kháng sinh và thuốc hạ sốt có chứa paracetamol về nhà uống. Ba ngày sau, bệnh nhân đau tức dữ dội vùng hạ sườn phải, chán ăn, da niêm mạc và nước tiểu vàng đậm. Nhập viện cấp cứu, xét nghiệm men gan tăng lên 5000IU/ml (mức bình thường của người khỏe mạnh là dưới 40IU/ml), được truyền giải độc gan tích cực, không những không đỡ, tình trạng hoại tử tế bào gan tăng tiếp lên 8000IU/ml, ý thức bệnh nhân xấu dần và đi vào hôn mê, được chuyển lên đơn vị hồi sức tích cực với mục đích thay huyết tương nhưng chưa kịp thì bệnh nhân đã tử vong. Như vậy chỉ trong chưa đến 1 tuần lễ bệnh nhân đã thiệt mạng chỉ vì vài viên thuốc kháng sinh và hạ sốt paracetamol.
- Bệnh nhân tử vong vì tự ý ngưng thuốc kháng virus viêm gan B. Rất nhiều người sai lầm khi cho bệnh nhân ngừng thuốc kháng virus viêm gan B vì thấy xét nghiệm đo tải lượng HBV DNA trở về âm tính. Thực tế điều trị có những bệnh nhân dùng thuốc kháng virus, làm xét nghiệm đo tải lượng HBV DNA âm tính 5 năm liên tục, chỉ cần ngừng thuốc kháng virus 2 tuần thôi, sau đó nó lại tăng lên hàng triệu bản sao/ ml. Vì rõ ràng đâu có loại khỏi hoàn toàn virus viêm gan B ra khỏi cơ thể đâu, do nó có cấu trúc cccDNA cực kì bền vững, các loại thuốc đặc trị viêm gan B hiện nay chỉ là kìm hãm virus mà thôi. Theo dự báo của tổ chức y tế thế giới WHO, đến năm 2030 chưa chắc đã có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan virus B mạn tính. Kể cả thuốc đang có triển vọng nhất hiện nay như Birinapant được nghiên cứu tại Úc muốn áp dụng thành công trên người phải chờ một thời gian rất xa nữa. Một khi đã điều trị bằng thuốc kháng virus mà không tuân thủ chặt chẽ, tự ý hoặc ngưng thuốc không hợp lý thì virus sẽ bùng lên không chỉ về số lượng tăng sinh đâu, mà nó còn tàn phá lá gan của bệnh nhân mạnh mẽ hơn rất nhiều. Thế mới nói không điều trị thì thôi, đã dùng thuốc kháng virus thì phải cẩn thận, làm cho đúng, tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên viêm gan virus. Hơn nữa mọi người thường khởi động điều trị viêm gan B mạn tính và theo dõi tiến trình điều trị chủ yếu dựa vào số lượng virus viêm gan B mà ít ai dành nhiều sự chú ý tới chất lượng của con virus viêm gan B, chỉ đến khi nặng nề mới té ra à bị xơ gan, ung thư gan rồi. Do đó uống thuốc gì, uống ra sao, uống đến khi nào, bệnh nhân cần phải hiểu và nắm chắc chứ đừng hời hợt phó mặc cho nhân viên y tế. Bởi tôi đã chứng kiến rất nhiều bác sĩ cho bệnh nhân ngừng thuốc một cách sai lầm và gây hậu quả nghiêm trọng rồi. Một khi virus kháng thuốc và bùng phát trở lại sẽ gây ra đợt suy gan cấp tính rất nặng nề, thậm chí là tử vong trước khi diễn biến theo tiến trình là phải tới bước xơ gan, ung thư gan rồi mới tử vong. Những trường hợp lỡ bỏ thuốc dở dang mà bị nặng lên, chúng ta còn vũ khí gì để điều trị hay không? Có chứ đó là những thuốc chích, thuốc tiêm miễn dịch đầy mãnh lực, giúp cứu nguy tình thế gay go này.
- Bệnh nhân trẻ tuổi bị trầm cảm vì sự vội vàng của thầy thuốc trong điều trị viêm gan B mạn. Đành rằng theo phác đồ thì bệnh nhân đủ tuổi, xét nghiệm tải lượng virus cao, men gan tăng đủ tiêu chuẩn sẽ điều trị, nhưng đó là lí thuyết mà. Trường hợp bệnh nhân 15 tuổi uống thuốc kháng virus viêm gan B sau 2 năm bị trầm cảm dưới đây thật là đau lòng. Mẹ của bệnh nhân này cũng bị viêm gan B mạn tính, đang điều trị thuốc. Đi xét nghiệm cho con trai thấy cháu cũng bị bệnh viêm gan B mạn thế là nhờ bác sĩ kê đơn cho uống thuốc kháng virus giống hệt mẹ luôn. Đứa trẻ chẳng hiểu viêm gan B là cái gì, chỉ biết mỗi ngày mẹ nó bắt phải uống một viên thuốc, nó cảm giác thật khác lạ so với bạn bè cùng chăng lứa, thấy tự ti vì mình bị bệnh gì đó chẳng giống ai, cứ phải uống thuốc mãi thui. Người mẹ thì không đủ kiến thức để giải thích, bác sĩ thì không để ý tới chuyện cậu nhóc đang tuổi ăn, tuổi chơi bắt bé uống thuốc. Tâm lý tình cảm diễn biến âm ỉ trong cậu bé suốt 2 năm đến một ngày nó bỏ ăn bỏ uống, ủ rủ, đi khám được chẩn đoán trầm cảm chỉ vì cậu bé không hiểu mình bị bệnh gì, lo sợ thái quá về bệnh của mình. Thế là cậu ta tự bỏ thuốc kháng virus và đi định lượng thì virus lại tăng lên hàng trăm triệu Copies HBV DNA/ml. Vậy thì uống thuốc kháng virus sớm vậy để làm gì, hơn nữa tuổi trẻ sức đề kháng tốt thì có thể trì hoãn điều trị viêm gan kết hợp kế hoạch theo dõi bài bản cơ mà. Điều trị bệnh mà cứ theo lí thuyết sách vở, không biết căn cứ vào thực tế thì chỉ làm hại bệnh nhân thôi.
- Bệnh nhân trở nên nặng nề hơn do dùng thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc. Tôi phải khẳng định rằng bản chất thuốc nam, thuốc lá mà bao đời nay ông cha ta truyền lại để chữa bệnh là cực kì tốt, nam dược trị nam nhân không chỉ đúng ở thời xưa mà thời nào cũng vậy, luôn rất tuyệt vời. Chỉ có vấn đề là chúng ta dùng thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc để chữa bệnh thì rất nguy hiểm. Một là thuốc có đúng để chữa bệnh không hay là cây cỏ gì đó, thậm chí có rất nhiều loại cây có độc. Hai là cây đó đúng là chữa bệnh nhưng lại được tẩm hóa chất để chống mốc, để giữ được tươi xanh lâu hơn. Thực tế đã gặp rất nhiều trường hợp viêm gan do uống thuốc bắc, tình trạng trở nên rất nguy kịch. Cứ ngỡ uống vài thang thuốc bắc là khỏi viêm gan, khỏi đâu chẳng biết, chỉ thấy vàng da vàng mắt, men gan tăng gấp hàng trăm lần, nếu không nhập viện gấp còn có thể nguy hiểm tới tính mạng, đúng là tiền mất tật mang. Mới đây nhất là tình trạng hàng chục bệnh nhân tiểu đường tại một số tỉnh thành miền Tây uống thuốc nam không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh gây ra hàng loạt biến chứng, trong đó đã có gần 20 bệnh nhân tử vong là một minh chứng điển hình.
Hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí: BS.Thắng 0988778115 hoặc tại NHÀ THUỐC HỒNG NHUNG 41A Hồng Hà, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM, cách sân bay Tân Sơn Nhất 600m. Cung cấp dịch vụ tư vấn, chẩn đoán và điều trị viêm gan B mạn tính tốt nhất thành phố Hồ Chí Minh.
Tham gia biên soạn nhiều tạp chí