Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Nguy cơ lây HIV qua đường miệng "Oral Sex" có cao không? HIV có lây qua nước bọt không?

QUAN HỆ BẰNG MIỆNG "ORAL SEX", NƯỚC BỌT VÀ HIV

         Có rất nhiều người muốn tận hưởng cảm giác khoái lạc, sự hưng phấn, và trải nghiệm khác lạ bằng quan hệ bằng miệng "Oral Sex". Tuy nhiên con đường quan hệ bằng miệng này lại đem lại rất nhiều sự lo lắng và không an tâm cho những người vừa thực hiện điều đó. Ai cũng có suy nghĩ liệu mình sẽ bị lây bệnh HIV? Liệu mình sẽ phải đối mặt với sự nguy hiểm ấy trong bao lâu? Có cách nào cứu thoát khỏi ám ảnh ấy? Từ này về sau chắc sẽ chẳng dám làm như vậy nữa? Rồi lại tự trấn an mình bằng những suy nghĩ: Chắc là nguy cơ lây HIV do đường Oral Sex không cao. Chắc là đối tượng kia không bị HIV, chắc là mình sẽ không nhiễm HIV. Chắc là cứ mặc kệ cũng qua thôi mà. Chắc là những hành động của mình không gây sướt sát gì nên cũng giảm khả năng lây HIV...Hàng loạt điều chắc là này mà không biết cách xử trí kịp thời thì có lẽ ngồi "Ôm hận ngàn thu".
         Những thắc mắc băn khoăn này rất, rất nhiều người đã và đang mắc phải, có người biết thì thoát án, có người chủ quan, nay đã không còn cơ hội làm lại. Khẳng định với các bạn luôn để khỏi lo lắng, băn khoăn hay hoài nghi liệu rằng mình có nguy cơ lây HIV hay không và nguy cơ lây HIV do quan hệ bằng miệng "Oral Sex" có cao không, HIV có lây qua nước bọt hay không, RẰNG:

  1. Tất cả những đối tượng có hành vi quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng đều có nguy cơ lây HIV dù thấp hay cao, dù ít hay nhiều (mút, ngậm dương vật, bú liếm âm vật, âm đạo...)
  2. HIV không lây qua nước bọt đơn thuần (ví dụ chỉ nhổ nước bọt lên da lành, lên dương vât, âm vật thì không lây HIV) nhưng mấy ai khi quan hệ Oral Sex lại chỉ đơn thuần như thế.
  3. Nguy cơ lây HIV cao hơn ở những đối tượng hành nghề mại dâm, gái mát xa "massage", quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ đồng giới...Hành vi thô bạo, quan hệ lúc say xỉn, quan hệ trong tình trạng "vụng trộm", quan hệ khi bạn tình hoặc bản thân mình có vấn đề viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục đều có thể làm tăng khả năng lây nhiễm HIV.
  4. Dù nguy cơ lây nhiễm HIV thấp đến bao nhiêu, đã là có nguy cơ thì phải hành động ngay, bởi ai dám đám bảo chỉ 0,001% khả năng lây nhiễm HIV đó không rơi vào chính mình nếu không uống thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV.
Nói tóm lại: Nguy cơ lây nhiễm HIV do quan hệ đường miệng "Oral Sex" là mặc dù tỉ lệ thấp. HIV không lây đơn thuần qua nước bọt.

Chẩn đoán và điều trị BỆNH THỦY ĐẬU


BỆNH THỦY ĐẬU
1. ĐẠI CƯƠNG
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Thủy đậu xảy ra chủ yếu ở trẻ em, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng, thường diễn biến lành tính. Ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nội tạng như viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn tới tử vong.
Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền; tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi đi học.
2. NGUYÊN NHÂN
Tác nhân gây thủy đậu là virus Herpes zoster, thuộc họ Herpeviridae. Virus thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp. Nguồn lây lớn nhất là người bị thủy đậu; người bệnh có khả năng lây cho người khác khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện ban, trong giai đoạn phát ban (thường kéo dài 4-5 ngày), và cho đến khi ban đóng vảy.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
Giai đoạn ủ bệnh dao động từ 10 đến 21 ngày, thường 14-17 ngày.
Giai đoạn tiền triệu thường kéo dài 1-2 ngày trước khi xuất hiện ban. Người bệnh mệt mỏi, sốt từ 37,8°-39,4°C kéo dài 3 đến 5 ngày.
Ban trên da xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra tất cả các vùng khác trên cơ thể.
Ban lúc đầu có dạng dát sẩn, tiến triển đến phỏng nước trong vòng vài giờ đến một vài ngày; phần lớn các nốt phỏng có kích thước nhỏ 5-10 mm, có vùng viền đỏ xung quanh. Các tổn thương da có dạng tròn hoặc bầu dục; vùng giữa vết phỏng dần trở nên lõm khi quá trình thoái triển của tổn thương bắt đầu.
Các nốt phỏng ban đầu có dịch trong, dạng giọt sương, sau đó dịch trở nên đục; nốt phỏng bị vỡ hoặc thoái triển, đóng vảy; vảy rụng sau 1 đến 2 tuần, để lại một sẹo lõm nông.
Ban xuất hiện từng đợt liên tiếp trong 2-4 ngày; trên mỗi vùng da có thể có mặt tất cả các giai đoạn của ban - dát sẩn, phỏng nước và vảy.
Tổn thương thủy đậu có thể gặp cả ở niêm mạc hầu họng và/hoặc âm đạo.
Số lượng và mức độ nặng của ban rất khác biệt giữa các người bệnh. Trẻ nhỏ thường có ít ban hơn so với trẻ lớn hơn; các ca bệnh thứ cấp và tam cấp trong gia đình thường có số lượng ban nhiều hơn.

Người suy giảm miễn dịch - cả trẻ em và người lớn, nhất là người bệnh ung thư máu - thường có nhiều tổn thương hơn, có xuất huyết ở nền nốt phỏng, tổn thương lâu liền hơn so với người không suy giảm miễn dịch. Người suy giảm miễn dịch cũng có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng nội tạng (xuất hiện ở 30-50% số ca bệnh); tỷ lệ tử vong có thể lên tới 15% khi không có điều trị kháng virus.
3.2. Cận lâm sàng
Công thức máu: bạch cầu bình thường, có thể giảm như trong các bệnh nhiễm virus khác.
Sinh hóa máu: có thể có tăng men gan.
3.3. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán thủy đậu chủ yếu dựa trên lâm sàng và không cần xét nghiệm khẳng định. Ban thủy đậu đặc trưng dạng phỏng nhiều lứa tuổi rải rác toàn thân ở người bệnh có tiền sử tiếp xúc với người bị thủy đậu là những gợi ý cho chẩn đoán.
Các xét nghiệm khẳng định thủy đậu không sẵn có trong lâm sàng và rất ít khi được sử dụng; bao gồm:
Xét nghiệm dịch nốt phỏng: Lam Tzanck tìm tế bào khổng lồ đa nhân, PCR xác định ADN của Herpes zoster, v.v...
Xét nghiệm huyết thanh học: xác định chuyển đảo huyết thanh hoặc tăng hiệu giá kháng thể với Herpes zoster, v.v...
3.4. Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt thủy đậu với một số bệnh có phát ban dạng phỏng nước như bệnh tay chân miệng liên quan tới Enterovirus, bệnh do Herpes simplex, viêm da mủ và một số bệnh khác. 

+ Bệnh tay chân miệng do Enterovirus cũng có ban dạng phỏng nước, có cả ở niêm mạc (miệng, họng) như thủy đậu. Tuy nhiên ban trong tay chân miệng có dạng nhỏ hơn, phân bố tập trung ở tay chân và mông, có cả ở lòng bàn tay và bàn chân. 
+ Ban do Herpes simplex thường tập trung ở các vùng da chuyển tiếp niêm mạc quanh các hốc tự nhiên, không phân bố ở toàn bộ cơ thể như thủy đậu.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị thủy đậu ở người miễn dịch bình thường chủ yếu là điều trị hỗ trợ, bao gồm hạ nhiệt và chăm sóc tổn thương da. Điều trị kháng virus Herpes có tác dụng giảm mức độ nặng và thời gian bị bệnh, đặc biệt có chỉ định đối với những trường hợp suy giảm miễn dịch.
4.2. Điều trị kháng virus
Acyclovir uống 800 mg 5 lần/ngày trong 5-7 ngày; trẻ dưới 12 tuổi có thể dùng liều 20 mg/kg 6 giờ một lần. Điều trị có tác dụng tốt nhất khi bắt đầu sớm, trong vòng 24 giờ đầu sau khi phát ban.

Người bệnh suy giảm miễn dịch nặng, thủy đậu biến chứng viêm não: ưu tiên acyclovir tĩnh mạch, ít nhất trong giai đoạn đầu, liều 10-12,5 mg/kg, 8 giờ một lần, để làm giảm các biến chứng nội tạng. Thời gian điều trị là 7 ngày. Đối với người bệnh suy giảm miễn dịch nguy cơ thấp có thể chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng virus uống.
4.3. Điều trị hỗ trợ
Điều trị hạ nhiệt bằng paracetamol; tránh dùng aspirin để ngăn ngừa hội chứng Reye.
Điều trị kháng histamin nếu người bệnh ngứa tại nơi tổn thương da.
Chăm sóc các tổn thương da: làm ẩm tổn thương trên da hàng ngày, bôi thuốc chống ngứa tại chỗ, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn bằng thuốc sát khuẩn tại chỗ (như các thuốc chứa muối nhôm acetat).
Điều trị hỗ trợ hô hấp tích cực khi người bệnh bị viêm phổi do thủy đậu.
Điều trị kháng sinh khi người bệnh thủy đậu có biến chứng bội nhiễm tổn thương da hoặc bội nhiễm tại các cơ quan khác.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
a. Tiến triển
Thủy đậu thường tiến triển lành tính ở trẻ em nên ít khi cần phải nhập viện. Khi được điều trị acyclovir, thời gian sốt của người bệnh sẽ ngắn hơn và lượng tổn thương trên da sẽ ít hơn và chóng liền hơn.
b. Biến chứng
Bội nhiễm vi khuẩn các nốt ban, thường liên quan đến tụ cầu vàng hoặc liên cầu gây mủ.
Biến chứng hệ thần kinh trung ương:
Rối loạn tiểu não và viêm màng não, thường gặp ở trẻ em, thường xuất hiện khoảng 21 ngày sau khi phát ban, hiếm khi xảy ra trước khi phát ban. Dịch não tủy có tăng protein và bạch cầu lympho.
Viêm não, viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain-Barré, và hội chứng Reye.
Viêm phổi: là biến chứng nguy hiểm nhất của thủy đậu, thường gặp ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai; thường bắt đầu 3-5 ngày sau khi bắt đầu phát ban, có thể dẫn đến suy hô hấp và ho ra máu. Phim X-quang phổi có tổn thương nốt và tổn thương kẽ.
Viêm cơ tim, tổn thương giác mạc, viêm thận, viêm khớp, tình trạng xuất huyết, viêm cầu thận cấp, và viêm gan.
Thủy đậu chu sinh xuất hiện khi mẹ bị bệnh trong vòng 5 ngày trước khi sinh hoặc trong vòng 48 giờ sau khi sinh, thường rất nặng và trẻ có nguy cơ tử vong cao (có thể lên tới 30%). Thủy đậu bẩm sinh với các biểu hiện thiểu sản chi, tổn thương sẹo trên da và não nhỏ khi sinh rất hiếm gặp.

6. DỰ PHÒNG
6.1. Tiêm phòng vaccin
Vaccin thủy đậu là vaccin sống giảm độc lực, được chỉ định cho tất cả trẻ em trên 1 tuổi (cho tới 12 tuổi) chưa mắc thủy đậu và người lớn chưa có kháng thể với Herpes zoster. Vaccin thủy đậu có tính an toàn và hiệu quả cao.
Trẻ em cần được tiêm một liều vaccin và người lớn được tiêm hai liều. Một số trường hợp có thể có thủy đậu sau tiêm phòng.
Không tiêm vaccin thủy đậu cho trẻ suy giảm miễn dịch nặng (trẻ nhiễm HIV có triệu chứng).
6.2. Huyết thanh kháng thủy đậu (varicella-zoster immune globulin - VZIG) được chỉ định cho những người có nguy cơ bị biến chứng nặng do thủy đậu trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
6.3. Dự phòng không đặc hiệu
Tránh tiếp xúc người bệnh bị thủy đậu hoặc zona.
Vệ sinh cá nhân.


Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Mua thuốc nhỏ mắt NEVANAC Lọ 5ml của Bỉ tốt nhất ở TPHCM (Sài Gòn)

Thành phần:
Mỗi ml chứa 1mg nepafenac.
Chỉ định: 
+Dự phòng và điều trị viêm và đau sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể.
+Giảm nguy cơ phù hoàng điểm sau phẫu thuật đục thủy tinh thể ở bệnh nhân tiểu đường.
Sản xuất: Alcon, Bỉ.
Giá: 165.000vnd/ Lọ 5ml.

Mua viên uống hỗ trợ tăng cường sinh lý nam KANGAROO MAN Lọ 30 viên màu xanh tốt nhất ở TPHCM (Sài Gòn)

Thành phần: Cao Tật lê, sâm eurycoma longifolia, Cao dâm dương hoắc, Ba kích, Thạch hộc...
Công dụng: Bổ thận tráng dương, giúp tăng nội tiết tố testosterol nam, giúp cải thiện tình trạng suy giảm sinh lý nam, yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm...
Sản xuất: KINGPHAR, Việt Nam.
Giá: 120.000vnd/ Lọ 30 viên.

Mua viên uống hỗ trợ tăng cường sinh lý nam KA-MAN Lọ 40 viên tốt nhất ở TPHCM (Sài Gòn)

Thành phần: Cao Tật lê, sâm eurycoma longifolia, Cao dâm dương hoắc, Ba kích, Thạch hộc...
Công dụng: Bổ thận tráng dương, giúp tăng nội tiết tố testosterol nam, giúp cải thiện tình trạng suy giảm sinh lý nam, yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm...
Sản xuất: KINGPHAR, Việt Nam.
Giá: 180.000vnd/ Lọ 40 viên.

Mua lọ thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch ROCEPHIN 1g i.v của Thụy Sĩ tốt nhất ở TPHCM (Sài Gòn)

Thành phần: Ceftriaxon 1g.
Chỉ định: Tiêm tĩnh mạch điều trị nhiễm khuẩn nhạy cảm với kháng sinh ceftriaxon, đặc biệt tốt trong một số bệnh cụ thể như nhiễm Não mô cầu, bệnh Lậu...
Sản xuất: Roche, Thụy Sĩ.
Giá: 200.000vnd/ Lọ 1g hoạt chất + ống dung môi để pha thuốc.

Mua tuýp bôi chống viêm, giảm đau DICLOFENAC DIETHYLAMINE GEL Subsyde-M 20g tốt nhất ở TPHCM (Sài Gòn)

Thành phần: Diclofenac.
Chỉ định: Bôi ngoài da điều trị viêm cơ khớp, sưng đau do ngã, chấn thương phần mềm do đụng giập...
Sản xuất: Ấn Độ
Giá: 25.000vnd/ tuýp bôi 20g.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Chẩn đoán và điều trị HỘI CHỨNG LYELL

HI CHNG LYELL

1. ĐẠI CƯƠNG
- Hội chứng Lyell còn được gọi là hoại tử thượng bì do nhiễm độc (Toxic Epidermal Necrolysis - TEN) là một hội chứng gồm nhiều triệu chứng da, niêm mạc và nội tạng, tiến triển nặng. Phần lớn nguyên nhân là do thuốc và đây là thể lâm sàng nặng nhất của dị ứng thuốc.
- Bệnh tương đối hiếm gặp, tỉ lệ mắc khoảng 0,4-1,3 trường hợp/1.000.000 dân/năm. Tại Bệnh viện Da liễu trung ương từ năm 2007-2010, TEN chiếm 1,15% tổng số người bệnh dị ứng thuốc. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi càng tăng thì tỉ lệ mắc càng cao. Nữ nhiều gấp 2 lần so với nam (trong SJS nam lại gấp 2 lần nữ).
2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
a) Nguyên nhân: phần lớn là do thuốc, một số do nhiễm khuẩn hoặc không rõ nguyên nhân.
- Do thuốc: chiếm tới 77%, phần lớn gặp ở những người dùng trên 1 loại thuốc, có người dùng tới 4-5 loại thuốc khác nhau. Các nhóm thuốc hay gặp:
+ Thuốc kháng viêm không steroid (43%)
+ Sulphamid, nhất là sulphamid chậm (25%)
+ Thuốc chống co giật (10%)
+ Thuốc kháng sinh: nhóm betalactam
+ Các thuốc khác (kháng herpes, halloperidol, hydantoin, thuốc kháng lao)
+ Thuốc Đông y: ngày càng gặp nhiều bệnh nhân dị ứng với các thuốc này.
- Do nhiễm trùng: một số trường hợp do nhiễm Mycoplasma pneumoniae.
- Các nguyên nhân khác:
+ Do tiêm vắc xin, huyết thanh
+ Nhiễm trùng kèm theo bệnh dị ứng
+ Do thải bỏ mảnh ghép
+ Người bệnh đang điều trị quang tuyến
+ Một số không rõ nguyên nhân, tự phát.
b) Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế gây bệnh của hội chứng Lyell đến nay vẫn chưa rõ ràng. Theo một số nghiên cứu những người mang HLA- B٭1502 và HLA- B٭5801 dễ có nguy cơ bị dị ứng thể này.
3. CHẨN ĐOÁN
a) Lâm sàng
Bệnh xuất hiện đột ngột sau dùng thuốc từ một vài giờ, vài ngày, có khi tới 45 ngày. Người bệnh thường mệt mỏi, sốt cao, rét run, nhức đầu, cảm giác đau rát ngoài da. Trường hợp nặng người bệnh có thể li bì, hôn mê.
- Thương tổn da:
+ Là các ban đỏ hơi nề, xu hướng lan tỏa, ngứa, đôi khi có tổn thương hình bia bắn.
+ Các bọng nước nông, nhẽo, xuất hiện đầu tiên ở thân mình, lòng bàn tay, bàn chân sau nhanh chóng lan ra khắp người, liên kết với nhau làm lớp thượng bì trợt, để lại nền da màu đỏ, tím, rỉ dịch, trường hợp nặng tiết dịch rất nhiều hoặc chảy máu.
+ Da bong trợt, nhăn nheo, xô lại, bị xé rách từng mảng lớn, có khi hoại tử, trông giống như người bệnh bị bỏng lửa. Dấu hiệu Nikolsky thường dương tính.
+ Thương tổn da thường chiếm trên 30% diện tích cơ thể. Đây là yếu tố quan trọng giúp tiên lượng bệnh.
- Thương tổn niêm mạc:
+ Gặp trên 90% trường hợp, biểu hiện chủ yếu là các bọng nước nông dễ vỡ, để lại vết trợt, loét hay gặp ở niêm mạc miệng, sinh dục, thương tổn tiết dịch, chảy máu, đóng vảy tiết nâu đen, người bệnh ăn uống khó, đau rát nhiều.
+ Thương tổn ở niêm mạc họng, hầu, thanh quản, gây chít hẹp thanh quản, xuất huyết đường tiêu hóa.
+ Thương tổn ở mắt gây viêm kết mạc làm mắt viêm đỏ, phù nề, không mở được mắt, có thể bị viêm dính kết mạc, loét giác mạc, nặng hơn có thể gây mù lòa.
- Triệu chứng toàn thân:
+ Người bệnh sốt liên tục 39-40oC, có thể nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm cầu thận, suy thận cấp, vàng da, nhiễm độc gan, có thể có thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu.
+ Đặc biệt, người bệnh mất nhiều dịch qua da nên có thể bị rối loạn nước và điện giải.

+ Bệnh tiến triển rất nặng, đôi khi người bệnh li bì, hôn mê, có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
b) Cận lâm sàng
Các xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán và tiên lượng.
- Công thức máu: bạch cầu, tiểu cầu giảm, có khi giảm cả 3 dòng.
- Cấy máu: theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn huyết.
- Cấy vi khuẩn tại tổn thương da.
- Sinh hóa: thường có tăng đường, urê, creatinin, men gan.
- Một số phản ứng miễn dịch: Boyden, khuếch tán thạch, phản ứng phân hủy mastocyt, phản ứng ức chế di tản đại thực bào, chuyển dạng lympho bào để xác định thuốc gây bệnh.
c) Chẩn đoán xác định
- Bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc nghi ngờ gây dị ứng.
- Lâm sàng: da đỏ, phù nề, ngứa, nhanh chóng tạo thành bọng nước, hoại tử.
- Dấu hiệu Nikolsky dương tính.
- Toàn trạng: sốt cao, hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc, rối loạn nước, điện giải, …
- Giải phẫu bệnh: thượng bì bị phồng lên và tách ra khỏi lớp trung bì, hoại tử tế bào sừng, có thâm nhiễm lympho ở lớp nhú.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán và tiên lượng.
d) Chẩn đoán phân biệt
- Hội chứng Stevens-Johnson
- Hội chứng bong vảy da do tụ cầu:
+ Hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi hoặc ở ngƣời già, suy giảm miễn dịch. Căn nguyên thường do ngoại độc tố của tụ cầu vàng, bệnh hay xuất hiện sau một nhiễm khuẩn tai mũi họng.
+ Lâm sàng: ban đỏ, mụn nước thường xuất hiện quanh hốc tự nhiên, sau lan rộng, có thể đỏ da toàn thân. Người bệnh sốt cao, mệt mỏi, ban đỏ tạo thành những bọng nước nông, bong ra như giấy cuốn thuốc lá, dấu hiệu Nikolsky dương tính.
+ Điều trị kháng sinh cho kết quả tốt.

4. ĐIỀU TRỊ
a) Nguyên tắc chung
- Trước tiên phải ngừng sử dụng các thuốc nghi ngờ dị ứng.
- Cần đánh giá người bệnh một cách toàn diện để có kế hoạch điều trị cụ thể.
- Đánh giá chức năng sống và làm các xét nghiệm cần thiết.
- Để đánh giá mức độ nặng và tiên lượng bệnh, sử dụng thang điểm SCORTEN.
b) Điều trị cụ thể
- Chăm sóc tại chỗ:
+ Cần điều trị tại phòng cấp cứu, vô khuẩn.
+ Chăm sóc da như điều trị người bệnh bỏng nặng.

+ Rửa các vùng da tổn thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý, dung dịch thuốc tím loãng 1/5.000-1/10.000. Có thể đắp hoặc quấn băng gạc có tẩm thuốc kháng sinh hoặc vaselin.
+ Niêm mạc: vệ sinh bằng nước muối sinh lý, bôi miệng bằng dung dịch glycerin borat, súc miệng bằng nước oxy già pha loãng 1,5%, bôi kamistad gel (lidocain hydroclorid).
+ Các thương tổn mắt cần sớm được đánh giá và điều trị theo mức độ, tra thuốc mỡ kháng sinh, dầu vitamin A, bóc tách mi mắt tránh hiện tượng viêm, loét kết mạc, dính mi mắt, mù lòa.
- Điều trị toàn thân
+ Chế độ ăn: cần ăn lỏng, đủ dinh dưỡng, nhiều đạm tốt nhất là sữa, cháo dinh dưỡng, ăn nhiều bữa, cần thiết có thể ăn qua sond.
+ Truyền đạm, plasma tươi
+ Bồi phụ nước và điện giải
+ Thuốc giảm đau
+ Kháng histamin
+ Kháng sinh: thường dùng kháng sinh phổ rộng, ít gây dị ứng như clarithromycin, azithromycin để chống nhiễm khuẩn da, phổi, nhiễm khuẩn huyết.
+ Thuốc corticoid: trường hợp có chỉ định có thể điều trị một trong hai cách sau:
Liều từ 1 -2 mg/kg cân nặng, có khi tới 4mg/kg cân nặng.
Liều 100-250 mg truyền tĩnh mạch trong khoảng 3-4 ngày đầu.
Khi tổn thương da và toàn thân tiến triển tốt, có thể giảm nhanh liều để tránh các tai biến do thuốc.
+ Globulin miễn dịch liều cao truyền tĩnh mạch, 1mg/kg cân nặng x 3 ngày.
+ Ngoài ra cần điều trị các triệu chứng, biến chứng ở gan, thận, rối loạn nước và điện giải, các xuất huyết tiêu hóa, chít hẹp thực quản, âm đạo.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Người bệnh mắc hội chứng Lyell thường có tiên lượng nặng. Tỷ lệ tử vong từ 30-40%.
- Nguyên nhân tử vong thường do nhiễm khuẩn, rối loạn nước điện giải, suy đa tạng.

- Một số biến chứng khác là giảm thị lực, loét giác mạc không hồi phục gây mù lòa, nhiễm độc gan, thận, suy thận cấp, chít hẹp thực quản, xuất huyết tiêu hóa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, …
- Bệnh thường tiến triển trong 3-4 tuần, các thương tổn da sau khi khỏi thường để lại các dát thâm, tăng sắc tố.
6. DỰ PHÒNG
Cần tư vấn, giáo dục cho bệnh nhân hiểu biết các triệu chứng của bệnh, tránh không tái sử dụng các thuốc nghi ngờ, hoặc đã xác định là dị ứng, có thẻ chứng nhận bệnh nhân dị ứng thuốc. Thận trọng khi sử dụng thuốc, tránh lạm dụng, khi cần dùng thuốc, phải thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng của mình, nếu có bất kì những biểu hiện bất thường nào sau khi sử dụng, phải dừng thuốc ngay và đến các cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt.
NGUỒN: BỘ Y TẾ.

Chẩn đoán và điều trị HỘI CHỨNG STEVENS-JOHNSON

HI CHNG STEVENS-JOHNSON
(Stevens-Johnson syndrom-SJS)

1. ĐẠI CƯƠNG
- Là một hội chứng đặc trưng bởi các thương tổn đa dạng ở da và niêm mạc. Căn nguyên do dị ứng thuốc hoặc nhiễm trùng. Bệnh thường bắt đầu bằng các triệu chứng giống như cúm, sau đó xuất hiện các ban đỏ tím, đau rát, lan rộng, tạo bọng nước, có khi trợt ra, hoại tử, thương tổn chủ yếu ở các hốc tự nhiên như mắt, mũi, miệng, sinh dục làm người bệnh đau đớn, ăn uống khó khăn. Trường hợp nặng có thể tử vong.
- Những nghiên cứu gần đây cho rằng SJS và hội chứng Lyell (TEN) thuộc cùng một loại bệnh, chỉ khác nhau về mức độ nặng và được phân loại như sau:
+ Hội chứng Stevens-Johnson: là một thể nhẹ của TEN với thương tổn da dưới 10% diện tích cơ thể.
+ Hội chứng ranh giới SJS-TEN: thương tổn da chiếm 10-30% diện tích cơ thể.
+ Hội chứng Lyell (TEN): thương tổn da trên 30% diện tích cơ thể.
Gặp ở mọi lứa tuổi, chủng tộc, nam gặp nhiều hơn nữ, tỉ lệ 2:1, tuổi hay gặp khoảng 25-47, có khi rất sớm là 3 tháng tuối, tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Tỉ lệ mắc của bệnh là 0,4-1,2/1.000.000 dân, tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 5%.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
a) Nguyên nhân: chủ yếu là do thuốc, một số do nhiễm khuẩn, bệnh ác tính hoặc tự phát.
- Do thuốc
+ Kháng sinh: hay gặp nhất, các loại kháng sinh như pencillin, sulfamid, ciprofloxacin.
+ Thuốc chống co giật: phenytoin, cacbamazepin, bacbiturat.
+ Thuốc chống viêm không steroid.
+ Thuốc chống gút: allopurinol.
+ Vacin, huyết thanh, các chế phẩm sinh học.
- Do nhiễm trùng
+ Virút herpes simplex, Coxsackie, cúm, virút viêm gan, sởi, HIV, …
+ Liên cầu nhóm A, bạch hầu, thương hàn, …

- Yếu tố di truyền: những ngƣời mang gen HLA-B12 có thể hay bị SJS.
- Tự phát: không rõ nguyên nhân, chiếm 25-50%.
b) Cơ chế bệnh sinh
Là quá trình tăng mẫn cảm với miễn dịch trung gian. Do yếu tố di truyền, những người mang gen HLA-B12 nhạy cảm với bệnh hơn.
3. CHẨN ĐOÁN
a) Lâm sàng
- Thường bắt đầu là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên không đặc hiệu, kéo dài từ 1 -14 ngày.
- Toàn thân: sốt, mệt mỏi, ho, viêm họng, đau khớp, nôn, ỉa chảy. Nặng có thể li bì, hôn mê.
- Thương tổn da: là các ban đỏ sẫm màu, sau nổi mụn nước, bọng nước, có khi trợt hoại tử, xen kẽ các mảng da đỏ, sẩn phù, không ngứa. Vị trí ở tay chân, có tính chất đối xứng, có thể có thương tổn hình bia bắn không điển hình.
- Thương tổn niêm mạc: thường nặng, là biểu hiện đặc trưng của bệnh, tập trung chủ yếu ở các hốc tự nhiên, thường tổn thương từ 2 hốc trở lên.
+ Viêm miệng: là dấu hiệu xuất hiện sớm của SJS, biểu hiện mụn nước ở môi, lưỡi, vòm miệng hoặc xung quanh miệng, sau viêm nặng, trợt loét, tiết dịch, xuất huyết, đóng giả mạc, vảy tiết nâu đen. Người bệnh đau nhiều, ăn uống khó khăn.
+ Mắt: viêm kết mạc hai bên, viêm dính bờ mi, nặng hơn là loét giác mạc, có thể gây mù lòa.
+ Mũi: viêm mũi, xung huyết, chảy máu mũi.
+ Sinh dục: viêm đỏ, trợt loét.
- Tổn thương khác: nhiễm trùng da thứ phát, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, suy gan, thận.
b) Cận lâm sàng
- Công thức máu: số lượng bạch cầu thường tăng.
- CRP (C- reactive protein): thường tăng.
- Sinh hóa: có thể phát hiện được rối loạn điện giải, chức năng gan, thận, thường có tăng đường máu, ure, creatinin, men gan.
- Sinh thiết da: có hiện tượng bong tách thượng bì, xâm nhập tế bào viêm.
- Cấy máu: theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn huyết.

- Cấy vi khuẩn tại thương tổn da.
- Một số phản ứng miễn dịch: Boyden khuếch tán thạch, phản ứng phân hủy mastocyt, phản ứng ức chế di tản đại thực bào, chuyển dạng lympho bào. Tuy nhiên, đây đều là những phản ứng không đặc hiệu.
c) Chẩn đoán xác định:
- Hỏi kỹ tiền sử dị ứng thuốc, nhiễm vi khuẩn, virút.
- Ban đỏ, tím thẫm, mụn nước, bọng nước, không ngứa, tập trung nhiều ở niêm mạc.
- Giải phẫu bệnh: thượng bì bị phồng lên, tách ra khỏi lớp trung bì, hoại tử tế bào sừng, có thâm nhiễm lympho ở lớp nhú.
- Các xét nghiệm:
d) Chẩn đoán phân biệt
- Hội chứng Lyell (hoại tử thượng bì nhiễm độc-TEN): được coi là thể nặng của SJS và là một thể nặng của dị ứng thuốc.


- Hội chứng bong vảy da do tụ cầu (staphylococal scalded skin syndrome-4S):
+ Hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc ở người già, suy giảm miễn dịch. Căn nguyên thường do ngoại độc tố của tụ cầu vàng. Bệnh hay xuất hiện sau nhiễm khuẩn tai mũi họng.
+ Lâm sàng: ban đỏ, mụn nước thường xuất hiện quanh hốc tự nhiên sau lan rộng, có thể đỏ da toàn thân. Người bệnh sốt cao, mệt mỏi, ban đỏ tạo thành những bọng nước nông, bong ra như giấy cuốn thuốc lá, dấu hiệu Nikolsky dương tính.
+ Điều trị kháng sinh cho kết quả tốt.

- Hồng ban đa dạng:
+ Tổn thương ngứa, ban đỏ, mụn nước, hình bia bắn, thường ít có thương tổn niêm mạc hơn.
+ Nguyên nhân có thể do thuốc hoặc do virút.
- Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh
- Pemphigus vulgaris.
4. ĐIỀU TRỊ
a) Nguyên tắc chung
- Là bệnh nặng cần điều trị nội trú.

- Dừng ngay thuốc xác định là dị ứng hoặc nghi ngờ gây dị ứng.
- Hạn chế tối đa dùng thuốc.
- Đánh giá người bệnh một cách toàn diện để có kế hoạch điều trị cụ thể.
- Kiểm tra các chức năng sống: mạch, nhiệt độ, huyết áp, các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, cấy máu, chụp X-quang tim phổi,…để tiên lượng bệnh.
- Người bệnh cần được điều trị tại phòng cấp cứu, nằm giường trải ga sạch.
- Chế độ dinh dưỡng tốt.
- Bồi phụ nước, điện giải.
- Chăm sóc da: vệ sinh răng miệng, mũi, sinh dục đặc biệt là mắt cần được chăm sóc sớm, tránh dính, loét giác mạc, cần phối hợp với bác sĩ mắt để tránh biến chứng dính mi mắt, mù lòa.
b) Điều trị cụ thể
- Thuốc giảm đau.
- Kháng histamin.
- Kháng sinh: dùng kháng sinh phổ rộng, ít gây dị ứng như clarithromycin, azithromycin để chống nhiễm khuẩn da, phổi, nhiễm khuẩn huyết.
- Thuốc corticoid: liều từ 1 -2 mg/kg cân nặng, có khi tới 4mg/kg cân nặng, hoặc có thể dùng liều 100-250 mg truyền tĩnh mạch trong khoảng 3-4 ngày đầu, khi tổn thương da và toàn thân tiến triển tốt, có thể giảm nhanh liều để tránh các tai biến do thuốc.
- Trường hợp không có chỉ định corticoid, có thể dùng cyclophosphamid: 100- 300mg/24 giờ tĩnh mạch hoặc cyclosporin A (Sandimum): ½ số ca có kết quả, liều 2,5-5 mg/kg/24 giờ, chia ra uống nhiều lần.
- Globulin miễn dịch liều cao truyền tĩnh mạch, 1mg/kg cân nặng x 3 ngày.
- Ngoài ra cần điều trị các triệu chứng, biến chứng ở gan, thận, rối loạn nước và điện giải, các xuất huyết tiêu hóa, chít hẹp thực quản, âm đạo…
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Nếu được chẩn đoán sớm, tiên lượng tốt, thường tiến triển 2-4 tuần. Sau khi tổn thương khỏi, có thể để lại các sẹo, dát tăng hoặc mất sắc tố.
- Tỉ lệ tử vong khoảng 5%.
- Nếu không được điều trị sớm có thể có các biến chứng: viêm màng não, nhiễm khuẩn da thứ phát, nhiễm khuẩn huyết, viêm loét kết mạc, giác mạc, mù lòa, 
xuất huyết tiêu hóa, chít hẹp thực quản, viêm phổi, viêm cơ tim, có thể tử vong do suy đa tạng.
- Tiên lượng mức độ nặng của bệnh để đánh giá nguy cơ tử vong bằng chỉ số
SCORTEN (severity-of-illness score for toxic epidermal necrolysis) được áp dụng cho cả TEN và SJS gồm 7 tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn là 1 điểm, bao gồm:
1) Tuổi > 40
2) Nhịp tim > 120lần/phút
3) Có sự hiện diện của bệnh ung thư
4) Bong tách thượng bì > 10% diện tích cơ thể
5) Chỉ số BUN > 28 mg/dl (10mmol/l)
6) Glucose huyết thanh > 252 mg/dl (14mmol/l)
7) Bicacbonat huyết thanh < 20mEp/l
Theo nghiên cứu của Bastuji, những người bệnh có chỉ số SCORTEN: 0-1 điểm thì tỉ lệ tử vong là 3,2%; 2 điểm ≥ 12,1%; 3 điểm ≥ 35,3%; 4 điểm ≥ 58,3%; trên 5 điểm tỉ lệ tử vong là 90%.
6. PHÒNG BỆNH:
- Cần giáo dục cho người bệnh hiểu biết các triệu chứng của bệnh, không tái sử dụng các thuốc đã xác định là dị ứng hoặc nghi ngờ gây dị ứng, có thẻ chứng nhận người bệnh dị ứng thuốc.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc, tránh lạm dụng thuốc, khi cần dùng thuốc, phải thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng của mình, nếu có bất kì những biểu hiện bất thường nào sau khi sử dụng, phải dừng thuốc ngay và đến các cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt.

HỘI CHỨNG SJS

QUAN TÂM NHIỀU NHẤT TRONG TUẦN QUA