Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

NHỮNG CÂU CHUYÊN THỰC TẾ - ĐỒNG TÍNH VÀ NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV - TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS TỐT NHẤT TPHCM (SÀI GÒN)

             MỘT VÀI CÂU CHUYỆN CỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS

        Trước hết tôi phải nhấn mạnh bài viết này không có ý miệt thị, đánh giá hay phán xét gì về giới tính hay nhân phẩm của cá nhân nào hết, chỉ là chia sẻ kinh nghiệm thực tế mà tôi đã đúc rút ra trong quá trình điều trị bệnh nhân mà thôi.
         Những người đồng tính nam mà chúng ta thường gọi là ''gay'' khi quan hệ tình dục thường qua đường hậu môn, mà kết cấu giải phẫu ở vùng này rất mỏng manh yếu ớt. Khi quan hệ sẽ dẫn tới tổn thương niêm mạc trực tràng, là nguồn lây nhiễm HIV cực kì quan trọng. Không giống như niêm mạc âm đạo phụ nữ có dịch nhờn, độ co giãn tốt nên ít bị xây xước khi quan hệ tình dục. Niêm mạc trực tràng hầu như nếu quan hệ là chắc chắn không ít thì nhiều sẽ có tổn thương, hơn nữa hệ thống mạch máu ở đây rất phong phú, cho nên nếu bạn tình nhiễm HIV thì đối tượng còn lại khó mà tránh khỏi không lây căn bệnh thế kỷ này.
         Tôi đã điều trị rất nhiều bệnh nhân HIV trong đó là đồng tính nam. Có trường hợp rất hiền, cả đời không dám giết một con kiến chứ đừng nói là làm hại ai, thế nhưng chỉ một lần chót dại ở tuổi đời đôi mươi, anh ta đã phải mang trong mình căn bệnh khó nói này. Anh ấy chẳng hề biết suốt chừng ấy năm cho tới khi đã 30 tuổi. Một ngày nọ anh ấy bị sốt cao, trên một tuần vẫn sốt dù uống đủ các loại thuốc, cơ thể gầy sút cân nghiêm trọng, da dẻ xanh xao, nhập viện mãi cũng chẳng đỡ. Nhưng khi khám bệnh nhân này chỉ cần anh ấy há miệng là tôi đã biết bệnh gì rùi. Quả thực làm xét nghiệm determine dương tính, cho làm xét nghiệm khẳng định lại tại viện Pasteur thì kết quả chính xác anh ấy đã nhiễm HIV. Điều đáng buồn là anh ấy không hề biết sau bao nhiêu năm nhiễm bệnh để tới lúc phát hiện ra thì đã ở giai đoạn AIDS. CD4 chỉ còn 20 tế bào. Tuy nhiên anh ấy vẫn rất lạc quan, vẫn cố gắng đi làm đều đặn dù cơ quan cách nhà cả 30 cây số. Kết hợp được tiêm tăng cường miễn dịch khẩn trương, anh ấy vẫn đang sống rất khỏe mạnh, có ích cho xã hội, Trường hợp khác thì là anh lính tân binh, vừa nhập ngũ được vài tháng thì sốt cao kéo dài, gây sút cân, làm xét nghiệm cũng lại là nhiễm HIV. Anh ta khai rằng có người yêu là một người đàn ông Anh đã phát hiện nhiễm HIV rồi, cho nên thông tin đến với anh ta không còn quá sốc, Người đàn ông kia cũng đang điều trị HIV tại Anh quốc. Họ quan hệ với nhau nhiều lần mà không dùng bao cao su, và đối với họ bị nhiễm bệnh này cũng chẳng có gì là to tát như thể đã chọn sống thật với giới tính này thì HIV gần như là điều có thể chấp nhận sẽ xảy ra. Có trường hợp thì lại đã có gia đình được hơn 20 mươi năm, họ sinh con cái có đầy đủ trai gái rất hạnh phúc. Nhưng ông chồng tình cờ phát hiện ra bị nhiễm HIV trong khi người vợ và các con hoàn toàn khỏe mạnh. Hỏi ra mới biết cách đây vài năm có quan hệ với một người đồng tính quen trên mạng, không dùng bao cao su, mà cũng không bao giờ liên lạc được với đối tượng đó nữa. Như vậy có rất nhiều trường hợp đồng tính với những tình huống khác nhau, từ già tới trẻ, từ sống thật với giới tình cho tới che dấu thân phận thật suốt gần cả cuộc đời, từ ăn ở với nhau như vợ chồng cho tới chót quan hệ dù chỉ một lần thì đều đã bị nhiễm HIV.
         Như vậy để thấy rằng nếu người đồng tính nam mà có quan hệ tình dục không an toàn thì tỉ lệ lây nhiễm HIV có thể cao gấp rất nhiều lần so với những đối tượng khác, mà hầu như nếu họ quan hệ với những đối tượng không rõ nguồn gốc thì gần như chắc chắn sẽ nhiễm HIV. Điều này cũng hợp lý không chỉ bởi tính chất sinh học , giải phẫu cơ thể người như đã trình bày ở trên mà còn cả bởi tính lịch sử của nó. Chúng ta còn nhớ rằng trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện trên thế giới là ở cặp đôi đồng tính nam tại Hoa kỳ. Bởi thế những người đồng tính nam hãy luôn chú ý bảo vệ cho chính mình, đồng thời hãy có biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV hợp lý.


Thuốc dự phòng lây nhiễm và điều trị HIV


LIÊN HỆ TƯ VẤN: BS.THẮNG 0988778115 hoặc tại địa chỉ Nhà thuốc HỒNG NHUNG 41A HỒNG HÀ, P.2, Q.TÂN BÌNH, TPHCM, cách sân bay Tân Sơn Nhất 600m.

Mua Thuốc mới đặc trị hội chứng ruột kích thích (IBS) tốt nhất ở TPHCM (Sài Gòn)- Thuốc Refix 550mg

              Từ lâu nay bệnh hội chứng ruột kích thích đã làm khổ biết bao nhiêu bệnh nhân, ăn không ngon, ngủ không yên và cảm giác rất lo sợ, tự ti mỗi khi phải đi xa, đi công tác hoặc có công việc phải tiếp khách trên bàn tiệc. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích không nguy hiểm cho tính mạng nhưng làm bệnh nhân rất khó chịu, cảm giác luôn lo lắng, thậm chí khiến bệnh nhân trở nên trầm cảm vì suy nghĩ về bệnh tật suốt ngày. Đặc trưng nhất cho hội chứng ruột kích thích là tình trạng đi cầu (đi ngoài) phân lỏng không thành khuôn nhiều lần trong ngày và diễn ra nhiều ngày, nhiều tuần thậm chí nhiều tháng liên tục mà không liên quan tới bệnh lý thực thể. Tức là bệnh nhân đi nội soi, làm xét nghiệm kiểm tra thì niêm mạc ruột bình thường, không có viêm, không có u, không có bất thường về giải phẫu của đường tiêu hóa nhưng vẫn đi ngoài phân lỏng liên tục. Tình trạng này có thể nặng hơn khi ăn thức ăn lạ hoặc căng thăng suy nghĩ mà điều trị nhiều loại thuốc thông thường không có hiệu quả.
             Thuốc mới về Việt Nam trong năm 2017 đặc trị hội chứng ruột kích thích, đảm bảo tỉ lệ khỏi lên tới 99%, đó là Refix 550 mg, hoạt chất chứa Rifaximin 550 mg, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên trước các bữa ăn. Theo báo cáo của công ty đã có khoảng gần 10.000 bệnh nhân được điều trị thành công hội chứng ruột kích thích nhờ thuốc Refix 550 tính đến thời điểm này. Liên hệ kinh nghiệm điều trị thực tế BS.Thắng 0988778115 (kinh nghiệm điều trị tại các viện lớn nhất Việt Nam, Úc và hợp tác Y khoa Hoa Kỳ).
Giá: 22.000vnd/ viên tại Nhà thuốc Hồng Nhung 41A Hồng Hà, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM, cách sân bay Tân Sơn Nhất 600m, đối diện đoàn tiếp viên VietNam Airline cũ, gặp DS.Nhung 0974433519.

Thuốc đặc trị Hội chứng ruột kích thích - Thuốc Refix - 550mg
LIÊN HỆ: BS. THẮNG 0988778115 hoặc NHÀ THUỐC HỒNG NHUNG 0974433519


Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

CÓ NÊN NGỪNG THUỐC ARV MỘT THỜI GIAN - TƯ VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS TỐT NHẤT TPHCM (SÀI GÒN)

           TUYỆT ĐỐI KHÔNG BỎ THUỐC ARV GIỮA CHỪNG

             Theo các guideline hướng dẫn điều trị HIV thì chúng ta đều biết rằng uống thuốc ARV là sẽ uống liên tục kéo dài cả đời. Tuy nhiên bạn có biết rằng đã có những nghiên cứu thử nghiệm xem liệu bệnh nhân uống thuốc ARV có nên tạm dừng một thời gian (drug holiday or structured treatment interruption) hay không???
             Cơ sở lý luận của những nhà nghiên cứu này: khi virut HIV xâm nhập vào cơ thể người bệnh, nó sẽ kích hoạt chọn lọc những tế bào lympho T giúp đỡ. Do đó, theo thời gian, nó sẽ phá hủy những tế bào T có khả năng chống lại virut HIV mạnh nhất, dẫn tới làm suy giảm dần hệ miễn dịch. Quãng nghỉ trong điều trị HIV là một thử nghiệm với mong muốn để cho virut HIV trở nên phổ biến để kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra những tế bào lympho T giúp đỡ khỏe mạnh có khả năng chống lại virut HIV, tức là mong muốn sinh ra những ''Thánh Gióng'' chống lại giặc ngoại xâm.
            Thực tiễn: đã có một số nghiên cứu được tiến hành để kiểm nghiệm giả thuyết này.
 *   Nghiên cứu SMART tiến hành năm 2006 chia 2 nhóm bệnh nhân, một nhóm uống thuốc liên tục bình thường, một nhóm nghỉ uống cho tới khi CD4 tụt tới 250 tế bào/ mm3 thì lại uống thuốc ARV. Tuy nhiên nghiên cứu đã phải dừng sớm vì có tới 4% bệnh nhân có biến chứng hoặc tử vong sớm ở nhóm có quãng nghỉ so với 2% ở nhóm uống thuốc liên tục.
  *  Nghiên cứu DART được tiến hành sau nghiên cứu SMART một thời gian. Ở nghiên cứu này cũng chia 2 nhóm, một là uống thuốc ARV liên tục như bình thường, nhóm còn lại được cho dừng thuốc theo chu kì cứ 12 tuần uống thuốc lại đến 12 tuần không uống thuốc. Sau đó nghiên cứu cũng phải dừng lại sớm vì các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân nhận ra rằng có quá nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội liên quan đến việc dừng thuốc xuất hiện
Nói tóm lại việc dừng thuốc ARV là hoàn toàn không nên, bởi lẽ nó có thể làm tăng tải lượng virut HIV, giảm số lượng tế bào T-CD4, xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến tim, gan, phổi, và đặc biệt có thể làm bệnh nhân HIV đối mặt với những biến cố nặng nề tới mức phải đánh đổi cả tính mạng của họ.

Hãy tuân thủ uống thuốc ARV liên tục, suốt đời vì chính sức khỏe và tính mạng của bạn


KHÔNG KHUYẾN CÁO QUÃNG NGHỈ TRONG ĐIỀU TRỊ HIV
Liên hệ tư vấn BS.THẮNG 0988778115 tại địa chỉ Nhà Thuốc Hồng Nhung 41A Hồng Hà, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM

Hậu quả của việc tự ý ngừng hoặc ngừng không đúng thuốc điều trị viêm gan B mạn tính - TƯ VẤN, ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B MẠN TÍNH TỐT NHẤT TPHCM (SÀI GÒN)

CỰC KỲ NGUY HIỂM NẾU TỰ Ý BỎ THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B MẠN TÍNH

    Như chúng ta đã biết việc điều trị viêm gan B hết sức mệt mỏi bởi phải uống thuốc lâu dài, nếu muốn uống thuốc tốt thì cũng khá là tốn kém, do vậy nhiều bệnh nhân đã tự ý bỏ thuốc. Vậy uống đến khi nào? Hậu quả của việc ngừng thuốc ra sao?
Một là, uống thuốc điều trị viêm gan B sẽ phải uống cả đời.
Lí do đơn giản cho vấn đề này là vì cấu trúc cccDNA của virut viêm gan B quá bền vững, nó gắn chặt vào tế bào gan mà đến thời điểm hiện tại chưa có thuốc nào giải quyết được vấn đề này. Dù cho bạn làm xét nghiệm thấy HBV DNA âm tính liên tục nhưng HBsAg vẫn còn dương tính. Thực tế có những ca bệnh xét nghiệm đo tải lượng HBV-DNA âm tính 5 năm liên tục, chỉ ngừng thuốc 2 tháng virut lại bùng lên > 100.000.000 bản sao. Do đó mục tiêu lí tưởng của điều trị viêm gan B mạn tính là làm mất HBsAg chứ không phải là HBV-DNA âm tính. Tỉ lệ mất HBsAg rất thấp nhưng vẫn có bằng cách uống thuốc kháng virut và tiêm thuốc miễn dịch trong một thời gian nhất định.
Hai là, ngừng thuốc kháng virut sẽ gây hậu quả khôn lường
Như đã trình bày ở trên, bản chất vấn đề của điều trị viêm gan B mạn tính là loại bỏ hoàn toàn virut viêm gan B (HBV) ra khỏi cơ thể, mà điều này y học hiện đại chưa làm được. Theo dự tính của Tổ chức Y tế thế giởi WHO, từ nay đến năm 2030 chúng ta chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B mạn tính. Chính vì vậy nếu chúng ta đang uống thuốc kháng virut mà dừng không uống nữa thì lập tức sẽ có sự bùng phát trở lại với sự lợi hại hơn trước rất nhiều. Hiểu đơn giản rằng, uống thuốc chỉ là kìm hãm virut chứ không loại trừ hoàn toàn nó, tức là dùng vũ khí để trấn áp virut, gom chúng vào nhà tù làm chúng vô cùng tức giận, khi ta không uống thuốc nữa là ta đã tự vứt bỏ vũ khí để đầu hàng chúng, tất nhiên chúng sẽ nhân cơ hội đó mà phá gan của chúng ta không hề thương tiếc. Có rất nhiều trường hợp diễn tiến xơ gan và ung thư gan nhanh chóng sau khi tự ý bỏ thuốc đặc trị.
Dưới đây là một ví dụ: bệnh nhân nam 47 tuổi phát hiện viêm gan B từ nhỏ, uống thuốc đặc trị Tenofovir 7 năm, tự ý bỏ thuốc, thời gian gần đây sức khỏe suy sụp hoàn toàn, bụng chướng, phù chân, da niêm vàng đậm, không ăn uống được, xét nghiệm men gan tăng cao, siêu âm có hình ảnh khối u nghĩ tới ung thư biểu mô tế bào gan HCC, chỉ số AFP vượt ngưỡng cho phép gấp hàng trăm lần.

Tự ý bỏ thuốc, men gan tăng cao vừa, AFP  tăng khủng khiếp.
BS.THẮNG 0988778115

Hãy liên hệ BS.Thắng 0988778115 hoặc tại địa chỉ Nhà thuốc Hồng Nhung 41A Hồng Hà, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM, cách sân bay Tân Sơn Nhất 600m để được tư vấn cẩn thận, chuyên nghiệp và chuẩn mực nhất.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

NHIỄM HIV SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ - TƯ VẤN, ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS TỐT NHẤT TPHCM (SÀI GÒN)

                Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc nếu nhiễm HIV thì sẽ sống được bao lâu nếu không điều trị. Thực vậy, đây là câu hỏi rất hay nhưng cũng thật khó để trả lời chính xác, bởi vì ngoài chuyện không điều trị sẽ còn rất nhiều yếu tố khác gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của bệnh nhân HIV. Ví dụ như bệnh nhân chán nản, suy nghĩ tiêu cực sẽ tự rút ngắn tuổi thọ của chính mình hơn so với những người vui vẻ yêu đời, luôn có cái nhìn tích cực về mọi vấn đề, hay như bệnh nhân được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ cũng sẽ khác với người phải làm việc nặng nhọc vất vả không có thời gian chăm sóc bản thân. Tuy nhiên vẫn có một khoảng thời gian tương đối sát với thực tế dành cho tiến trình phát triển bệnh của những người nhiễm HIV nếu không điều trị.

TOÀN BỘ GIAI ĐOẠN TỪ KHI NHIỄM HIV TỚI LÚC TỬ VONG

Giai đoạn
Thời gian kéo dài
Biểu hiện
Điều trị
Tiên phát
(nhiễm cấp)
4-12 tuần
Sốt nhẹ, phát ban, ngứa ngoài da, đau mỏi cơ khớp, ăn kém
ARV+ Thymosin Alpha1
Tiềm tàng
(không triệu chứng)
Khoảng 5- 10 năm
Âm thầm không có triệu chứng nổi bật
ARV+ Thymosin Alpha1
Có triệu chứng
Khoảng 5 năm
Mệt mỏi
Sút cân
Hạch toàn thân
Nấm miệng
Sốt kéo dài
Lao phổi
Zona tái diễn
Thiếu máu
Giảm bạch cầu
ARV+ Thymosin Alpha1
AIDS
Khoảng 1- 3 năm
Sụt cân nhiều
Viêm phổi PCP
Loét miệng tái lại
Lao ngoài phổi
Nấm não
Nấm ruột
Nấm da marneffei
Tiêu chảy kéo dài
Toxoplasma não
Cứng hàm
Nhiễm khuẩn máu
ARV+ Thymosin Alpha1

          Như vậy, nếu người bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đúng thì thời gian sống từ lúc nhiễm tới khi tử vong khoảng 10 - 15 năm. Tuy nhiên ngày nay đã có rất nhiều thuốc tốt và đặc trị giúp kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân nhiễm HIV. Thậm chí họ hoàn toàn khỏe mạnh cho tới về già mà không hề có triệu chứng nguy hiểm nào diễn ra. Thực tế vấn đề đặt ra là có rất nhiều bệnh nhân phát hiện lúc đã ở giai đoạn AIDS, toàn thân suy kiệt nặng nề, hầu như không còn hi vọng. Đến giai đoạn này người bệnh có dùng thuốc ARV cũng không còn hiệu quả nữa vì đã quá muộn, hệ miễn dịch suy giảm trầm trọng, bệnh nhân dễ tử vong do những bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm gây ra như: nhiễm khuẩn huyết, toxoplasma não, bệnh PML, viêm phổi PCP, lao kê, nhiễm nấm huyết, nấm màng não, nấm toàn bộ niêm mạc đường tiêu hóa, nhiễm CMV....
Rất may là hiện tại đã có liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp immunoglobulin-giải pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân HIV/AIDS, có thể giúp cứu sống nhiều bệnh nhân giai đoạn AIDS.

Hãy liên hệ tư vấn miễn phí BS.Thắng 0988778115 hoặc tại địa chỉ Nhà thuốc Hồng Nhung, 41A Hồng Hà, P2, Tân Bình, TPHCM, cách sân bay Tân Sơn Nhất 600m để biết được những phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân HIV/AIDS bất kể giai đoạn nặng nhẹ.


 Liên hệ điều trị Bs.Thắng 0988778115 để nhận được dịch vụ điều trị HIV tốt nhất và những lời tư vấn chuẩn mực nhất















Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

BỆNH STILL Ở NGƯỜI LỚN

1.CHẨN ĐOÁN: theo tiêu chuẩn Yamaguchi 1992, vì tiêu chuẩn này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao đều trên 90%: TỐI THIỂU 5 TIÊU CHUẨN TRONG ĐÓ ÍT NHẤT PHẢI 2 CHÍNH
Five or more criteria are required, of whom two or more must be major
Major criteria:4
▪ Fever >39 °C, lasting 1 week or longer
▪ Arthralgia or arthritis, lasting 2 weeks or longer
▪ Typical rash
▪ Leukocytosis >10,000/mm3 with >80% polymorphonuclear cells
Minor criteria:5 
▪ Sore throat
▪ Recent development of significant lymphadenopathy
▪ Hepatomegaly or splenomegaly
▪ Abnormal liver function tests
▪ Negative tests for antinuclear antibody (IF) and rheumatoid factor (IgM)
Exclusion criteria 
▪ Infections
▪ Malignancies (mainly malignant lymphoma)
▪ Other rheumatic disease (mainly systemic vasculitides)
2.ĐIỀU TRỊ:

Methotrexate  Enbrel  Remicade   Arava 

NSAIDs/Cox-2 – Steroids – Kineret   Actemra

Ban màu cá hồi ở mặt và thân mình


Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Mua đường ăn kiêng ở đâu tốt nhất TPHCM (Sài Gòn)

NHÀ THUỐC HỒNG NHUNG
41A HỒNG HÀ, P.2, TÂN BÌNH, TP.HCM
SĐT: 0974433519

Các loại đường ăn kiêng:
Tùy vào nhu cầu sở thích của mỗi người, có các loại đường ăn kiêng dạng gói, viên...có xuất sứ từ Việt Nam và cả nước ngoài.
Chú ý: có loại đường ăn kiêng khi vào nước nóng sẽ bị đắng nên cần lựa chọn cho phù hợp.

Đường ăn kiêng Cologrin 1200 viên của Đức - 55.000đ
Đường ăn kiêng Diabetasol 50 gói của Indonesia - 60.000đ
(pha vào nước nóng không bị đắng)
Đường ăn kiêng Trái bắp 50 gói của Việt Nam - 45.000đ

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

GIẢI ĐÁP LÂM SÀNG VỀ BỆNH UỐN VÁN

+ Độc tố uốn ván làm co thắt cơ xương và cơ hầu họng ( cơ có nguồn gốc phôi thai) nhưng không làm co thắt cơ tim mặc dù 3 loại cơ này đều là cơ vân vì cơ tim có cấu trúc các kênh điện tử ở màng tế bào riêng và hạch xoang nhĩ giúp nó tự động co bóp. Nó làm co liên tục vì nó di chuyển ngược dòng theo sợi trục axon lên đến TKTW, dây tủy sống và thân não nó bám vào các tận cùng của dây thần kinh dẫn truyền ức chế GABA ergic và glycinergic mà 2 cái này kiểm soát thần kinh vận động. Ngoài ra độc tố uốn ván tetanospasmin còn tiêu hủy VAMP làm ức chế sự giải phóng GABA và glycin (VAMP: synaptobrevin/vesicle-associated membrane protein cần thiết cho sự phóng thích của chất dẫn truyền thần kinh).
+ Tại sao dùng Magie trong điều trị uốn ván?
Magie là chất đối vận của Canxi hoạt động bằng 3 cơ chế: 1.giảm tiết Ach; 2.giảm đáp ứng của cơ với Ach;(Ach gây tăng khử cực màng) 3. giảm rối loạn hệ thần kinh thực vật điều này rất quan trọng vì nếu dùng thuốc chẹn beta sẽ có nhiều tác dụng phụ đặc biệt là ngừng tim.
+ Thuốc Arduan (Pipecuronium bromure dạng đông khô 4 mg)
là thuốc phong bế thần kinh cơ không khử cực
làm giãn cơ bằng cách tác động trực tiếp lên bản tận cùng cơ vận động qua cơ chế cạnh tranh vị trí gắn Ach. chỉ dùng khi đã có gắn máy thở vì nó có thể ảnh hưởng tới cơ hô hấp.
+ Thuốc Dantrolene:
giảm huy động calci, làm giãn cơ có thể dùng, còn có thể dùng trong sốt cao ác tính.
+ Thuốc Baclofen
tương tự GaBA (GABA là chất truyền thần kinh ức chế rất mạnh), phong bế dây thần kinh dẫn truyền kiểm soát cơ, điều trị nấc tốt, có thể dùng nhưng nếu
đưa vào ống sống thì có thể tránh được tác dụng phụ an thần của nó
+ Thuốc benzodiazepines
làm tăng tác dụng của GABA lên receptor GABA làm tăng tác dụng ức chế co cơ
+ Trong điều trị uốn ván quan trọng nhất là chống co cứng và co giật vi:
hai vấn đề này liên quan đến ngừng hô hấp làm bệnh nhân thiếu oxy và tử vong
co cứng co giật nhiều gây đau lại càng làm tăng co giật => vòng xoắn bệnh lý
+ Thuốc botulinum toxin biệt dược là botox tiêm mất nếp nhăn trong thẩm mỹ(Thuốc dung dịch tiêm giãn cơ Botox 1Vial được bào chế nên từ công thức có chứa độc tố Clostridium botulinum toxin type A. Thuốc có dạng dung dịch tiêm 100 IU. Khi được tiêm vào cơ thể, botox hoạt động trên cơ chế ngăn “lệnh truyền” từ não đến các cơ bắp, dần dần làm chúng bị tê liệt và không thể co giãn):
đang trong nghiên cứu nhưng đã có những báo cáo cho thấy nhiều trường hợp giảm cứng hàm và khó nuốt rất tốt.
+ Thời gian của bệnh uốn ván luôn phải tối thiểu phải từ 4 tuần mới có thể hồi phục:
Tác dụng của độc tố UV trên các tế bào sừng trước tủy sống, thân não và các nơ-ron thần kinh thực vật kéo dài khá lâu. Độc tố gắn hệ thần kinh không đảo ngược, để hồi phục, cơ thể cần sinh các tận cùng trục thần kinh mới và độc tố phải bị phân hủy, điều này giải thích diễn biến kéo dài của bệnh UV, thường là từ 4 đến 6 tuần
+ Dùng kháng sinh
nên dùng metronidazole có tài liệu ghi đường uống có cái khuyên dùng đường tiêm, tuy nhiên đều 3 lần một ngày trong 7-10 ngày. không nên dùng penicillin vì nó có thể gây ức chế GABA receptor làm tăng tình trạng co cứng cơ, ngoài ra còn làm mất công tiêm nhiều lần (4 lần/ ngày) mà mỗi lần tiêm sẽ gây kích thích bệnh nhân. Dùng penicillin khi vết thương còn quá bẩn, vết thương ở cộng đồng mà thuốc kháng sinh này có phổ kháng khuẩn rộng hơn kháng sinh metro và ery
+ Kháng độc tố uốn ván nên dùng đường ống sống thắt lưng tốt hơn vì:
nó có cấu trúc là protein phân tử lớn khó qua hàng rào máu não để trung hòa những độc tố uốn ván xâm nhập vào hệ thần kinh TƯ trong khi tiêm trực tiếp vào ống sống sẽ giúp bảo vệ các rễ thần kinh
1 nghiên cứu cho thấy: đo nồng độ kháng độc tố uốn trong huyết thanh như sau: tiêm 6000iu vào bắp thịt đo được < 0.008IU/ml so với 1024IU/ml nếu tiêm vào ống sống.
+ Dù vết thương ở đâu thì bao giờ uốn ván cũng theo trình tự co cứng từ trên xuống dưới: hàm trước, cổ, tay, thân mình, ...vì độc tố uốn ván di truyền ngược dòng theo sợi trục axon lên TKTW rồi mới làm ức chế tác dụng kìm hàm vận động cơ của GABA và glycin.
+ Dinh dưỡng trong uốn ván:
Cần lượng lớn 70kcal/kg/ngày (khoảng 4000kcal), 150g protein vì co giật co cứng cơ rất tốn năng lượng. Trẻ sơ sinh cần 100kcal/ ngày lưu ý sữa mẹ là tốt nhất.
Có thể dùng chất kích thích như rượu vang, whiskey để làm giảm co giật
Thức ăn: chọn thức ăn có nhiều magie như bơ, đậu hà lan... và thức ăn nhiều dinh dưỡng như trứng, sữa,...co giật không ảnh hưởng đến cơ trơn, cho nên nuốt được cứ cho ăn. miễn là phải đưa thức ăn qua vị trí hầu họng vì chỗ đó có cơ vân co thắt.
Khi cho ăn mà quá kích thích có thể cho bệnh nhân hít chloroform rồi đặt sonde dạ dày.
Có trường hợp người ta còn cung cấp dinh dưỡng và chất kích thích qua đường hậu môn.
+ Uốn ván tăng trương lực cơ thành bụng, có thể nhầm với bụng ngoại khoa.
+ Vẻ mặt uốn ván: nhăn nhó đau đớn như suy nghĩ điều gì đó vì cơ mặt luôn co.
+ Chẩn đoán uốn ván là dựa hoàn toàn vào lâm sàng vì các xét nghiệm như cấy máu hay tìm độc tố vừa lâu có kết quả, vừa độ nhạy độ đặc hiệu thấp. Chẩn đoán uốn ván dựa vào nhiều yếu tố như dịch tễ, tiền sử tiêm vacxin, vết thương, cứng hàm, co giật, co cứng cơ...thì còn một yếu tố quan trọng nữa đối với bệnh nhân đang nằm điều trị tại ICU là dùng liều an thần rất cao, chẳng có bệnh nào dùng liều cao vậy mà vẫn còn tỉnh, còn co giật như uốn ván. Có bé bị uốn ván sơ sinh dùng liều Midazolam 0,7mg/kg/ ngày mà vẫn giật, trong cơn giật bé có mở mắt.
+ Khám bé bị uốn ván sơ sinh chú ý khi xoay trở bé sẽ thấy cứng như khúc gỗ, tất nhiên khi nằm viện có thuốc giãn cơ sẽ mềm hơn nhiều.
+ Uốn ván sơ sinh có bé phải dùng heparin chống đông ở catheter động mạch. Đây là điều đặc biệt vì catheter thường đặt ở tĩnh mạch, những bé này yếu quá cần theo dõi sát hơn, và làm khí máu động mạch nữa nên phải đặt ở đó.
+ Bé bị uốn ván sơ sinh: bị từ ngày thứ 3 đến ngày 28 sau khi sinh (lúc sinh khỏe mạnh bình thường): biểu hiện bỏ bú là do khít hàm không há được miệng để bú, chứ các bé bị viêm não sẽ lờ đờ, mệt mỏi mà bỏ bú đó là đặc điểm quan trọng để phân biết uốn ván sơ sinh với các bệnh nhiễm trùng thần kinh trung ương khác. Uốn ván người lớn không có sốt, nếu có bội nhiễm hoặc vi khuẩn kết hợp thì vẫn sốt được. Còn uốn ván sơ sinh đa phần sốt vì nhiễm trùng ở rốn thường rất nặng, hơn nữa thường kết hợp với nhiều loại vi khuẩn khác như tụ cầu, vi khuẩn gram âm => điều này giải thích biểu hiện uốn ván sơ sinh khác uốn ván người lớn, hơn nữa bệnh cảnh uốn ván sơ sinh thường kết hợp với nhiễm trùng huyết nên việc dùng kháng sinh cũng rất khác: đa phần là phối hợp nhiều loại kháng sinh phổ rộng, chứ không dùng đơn thuần như người lớn. Uốn ván dễ bị kích thích nên đặc điểm này giúp phân biệt với các bệnh lý khác ở trẻ em có tổn thương thần kinh trung ương.
+ Chẩn đoán phân biệt uốn ván:
* Nếu chỉ cứng hàm: phân biệt với áp xe răng, mọc răng khôn, u hàm mặt, viêm dây TK V hoặc liệt dây VII.
* Ngộ độc strychnin (thuốc tăng dẫn truyền thần kinh cơ, ức chế cạnh tranh glycin receptor): bệnh cảnh giống, không cứng hàm, không cứng bụng.
* Rối loạn cứng cơ do dùng thuốc ức chế dopamine (haloperidol, metoclopramide): chỉ cứng cổ, giảm nhanh với benzotropin 1-2mg hoặc diphenhydramine 50mg.
* Viêm màng não, động kinh, hạ canxi, dại...
+ BIỄN CHỨNG:
* Suy hô hấp: (định nghĩa suy hô hấp: SaO2 < 90% hoặc PaO2 máu động mạch < 60mmHg; PaCO2 máu động mạch > 50mmmHg và pH máu < 7,3). Nguyên nhân: co giật quá nhiều, co thắt cơ gây thiếu oxy, viêm phổi, dùng thuốc chống co giật liều cao.
* Suy tuần hoàn: rối loạn TKTV, mất nước, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, hậu quả của suy hô hấp.
* Rối loạn thần kinh thực vật: mạch nhanh, huyết áp dao động mạnh, sốt cao, cathecholamin tăng cao, noradrenalin tăng cao gấp trên 10 lần adrenalin: cơn bão giao cảm (sympathetic storm). Cơ chế: do hoạt động quá mức của hệ giao cảm nhiều hơn của hệ tủy thượng thận. Một số bệnh nhân uốn ván chết có rối loạn thần kinh thực vật khi giải phẫu có viêm cơ tim giống như bị phaeochromocytomas (PHEOs là u nội tiết thần kinh gây tăng tiết cathecholamin đặc trưng bởi cơn tăng huyết áp kịch phát chẩn đoán nhờ xét nghiệm nồng độ cathecholamin, định vị khối u và một số yếu tố di truyền...) do nồng độ cathecholamine tăng cao.
* Xuất huyết tiêu hóa do rối loạn thần kinh thực vật hoặc stress.
* Hẹp khí quản (hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi), gãy cột sống
* Nằm lâu: loét, suy kiệt, nhiễm trùng bệnh viên, huyết khối...
+ Nguyên nhân chết ở bệnh nhân uốn ván: 4 nhóm chính.
Suy hô hấp, suy tuần hoàn, viêm phổi và ngưng tim không tiên lượng được trước.
+ Điều tri uốn ván quan trọng nhất là chống co giật gồm: an thần, liệt cơ và giảm đau. Vậy thuốc chống co giật lí tưởng là: kiểm soát tốt cơn co giật, thời gian tác dụng nhanh vì bệnh nhân có thể chết trong cơn co giật, không ức chế hô hấp và tuần hoàn, có thể làm giảm đau mềm cơ chống lo lắng, dễ sử dụng, dung nạp tốt và thải trừ nhanh. Chưa có một thuốc nào đầy đủ được như vậy nên phải phối hợp. Liều lý tưởng là khống chế được co giật, bệnh nhân nằm yên hoặc ở trạng thái ngủ gà.




Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

KINH NGHIỆM DÙNG THUỐC GLYPRESSIN - Mua thuốc điều trị giãn tĩnh mạch thực quản và hội chứng gan thận GLYPRESSIN 1mg tốt nhất ở TPHCM (Sài Gòn)

Hoạt chất:  1mg terlipressin

Chỉ định:   + giãn tĩnh mạch thực quản xuất huyết

                    + hội chứng gan thận độ 1 ở bệnh nhân xơ gan mất bù

Cách dùng:

                    - Giãn tĩnh mạch thực quản xuất huyết:

2mg mỗi 4 giờ, đến khi kiểm soát được xuất huyết thì giảm 1mg mỗi 4 giờ, dùng trong 5 ngày

                    - Hội chứng gan thận độ 1:

1mg mỗi 6 giờ đến khi cải thiện nồng độ creatinin. sau 3 ngày không cải thiện thì ngừng

có cải thiện thì dùng trong 10 ngày.

KINH NGHIỆM THỰC TẾ: BS.THẮNG 0988778115                
Giá: 800.000đ/ lọ

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

BÀI BÁO KHOA HỌC ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ TRUYỀN NHIỄM SỐ 04-2017: NHÂN TRƯỜNG HỢP SỐC DO NÃO MÔ CẦU

NHÂN TRƯỜNG HỢP SỐC NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO NÃO MÔ CẦU ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM, BỆNH VIỆN QUÂN Y 175.
Nguyễn Chí Thắng
TÓM TẮT
Nhiễm não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi Neisseria meningitidis hay còn gọi não mô cầu, là một vi khuẩn song cầu, gram âm và ưa khí. Khi nhiễm vi khuẩn này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác nhau như tụt huyết áp, suy đa tạng và thậm chí tử vong. Báo cáo này mô tả một bệnh nhân nam 20 tuổi, sốc nhiễm trùng huyết do não mô cầu với những biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu dữ dội, nôn ói, rối loạn ý thức và hôn mê. Bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh cephalosporin thế hệ III và dexamethason, dần hồi phục và được xuất viện sau 15 ngày điều trị. Kết luận: sốc nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu là một thể bệnh cực kỳ nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên có thể cứu sống bệnh nhân nếu được chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời.
Từ khóa: sốc nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu.
CASE REPORT
A PATIENT WITH SEPTIC SHOCK CAUSED BY NEISSERIA MENINGITIDIS

ABSTRACT
Meningococcal infection is an acute infectious disease caused by Neisseria meningitidis, also called the meningococcal bacterium, which is a bacterial, gram-negative and aerobic organism. When infected with this bacterium can cause various serious consequences such as hypotension, multiple organ failure and even death. This report describes a 20 year-old male patient with septic shock due to meningococcal infection with sudden high fever, severe headache, nausea, confusion and coma. He was treated with the third-generation cephalosporin antibiotic and dexamethasone, gradually recovered and discharged after 15 days of treatment. Conclusion: meningococcal septicemia is an extremely severe form of meningococcal infection, causing serious complications , but there is a cure for meningococcal disease if diagnosed and treated promptly.
Key words: septic shock, meningococcal septicaemia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loài vi khuẩn có tên Neisseria meningitidis, bệnh có thể gây ra những biểu hiện lâm sàng  đa dạng và hậu quả cũng có thể hết sức nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các giọt nhỏ dịch tiết mũi họng bị nhiễm Neisseria meningitidis, khả năng lây truyền sẽ tăng nếu có đồng nhiễm cùng các vi rút đường hô hấp. Đó cũng là một nguyên nhân gây ra nhiều vụ dịch nguy hiểm ở nhiều nước phát triển và các nước đang phát triển với tỉ lệ ca nhiễm dao động từ 1 đến 1000 ca bệnh trên 100000 dân [2,3]. Châu Phi cận Sahara là nơi có các vụ dịch lớn xảy ra: vụ dịch 1996-1997có 250.000 ca mắc và 25.000 ca tử vong, vụ dịch năm 2009 tại 14 nước châu Phi với 88.199 người mắc và 5.352 người tử vong. Ở Việt Nam, thỉnh thoảng vẫn có các vụ dịch lẻ tẻ ở các địa phương, riêng năm 1977 vụ dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh có 1015 ca mắc, do não mô cầu nhóm C gây ra [1,4]. Ca bệnh nhiễm não mô cầu đầu tiên được báo cáo bởi Vieusseux vào năm 1805, và tới 1887 các nhà khoa học đã phân lập được vi khuẩn Neisseria menengitidis. Não mô cầu là vi khuẩn gram âm, thuộc họ Neisseriaceae, được chia làm 13 typ huyết thanh dựa vào sự khác nhau cấu trúc vỏ polysaccharid, trong đó có 6 typ cực kì nguy hiểm là A, B, C, W135, X và Y [5]. Trong các thể bệnh do não mô cầu gây ra, thể bệnh có sốc nhiễm khuẩn huyết là nặng nhất, gây tỉ lệ tử vong cao. Tại Bệnh viện quân y 175, trung bình mỗi năm điều trị từ 4 đến 5 bệnh nhân nhiễm não mô cầu, đa phần là quân nhân chuyển từ các tuyến quân y đơn vị lên. Tại đây chúng tôi có đầy đủ phương tiện, trang thiết bị và thuốc men để điều trị cho bệnh nhân, tuy nhiên để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh là do não mô cầu thì cần gửi bệnh phẩm tới những đơn vị bạn.
CA LÂM SÀNG
Dịch tễ: tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm não mô cầu cách khoảng 1 tháng.
    Bệnh nhân nam 20 tuổi đang phục vụ trong một đơn vị quân đội. Ngày thứ nhất của bệnh, bệnh nhân sốt cao đột ngột, rét run kèm đau đầu, đau nhức toàn thân dữ dội. Sau đó vài giờ bệnh nhân nôn ói nhiều lần ra thức ăn và có biểu hiện rối loạn ý thức lơ mơ nhẹ. Tại quân y đơn vị đã chẩn đoán nhiễm não mô cầu và tiêm kháng sinh cefotaxim 1g x 3 lọ/ ngày. Ngày thứ 2 của bệnh, bệnh nhân được chuyển tới khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện quân y 175 trong tình trạng ý thức xấu dần, Glasgow lúc vào là 10 điểm có những lúc kích thích xen lẫn ngủ gà, sau đó giảm dần xuống. Mạch: 120 lần/ phút, nhiệt độ: 390C, huyết áp: 85/ 50, tần số thở 25 lần/ phút. Khám toàn thân chưa có phát ban, cứng gáy (-), dấu hiệu Kernig (-), dấu hiệu Brudzinski (-), không có tổn thương thần kinh khú trú. Cho làm xét nghiệm công thức máu, chọc dịch não tủy cấp cứu có kết quả sau ( bảng 1.1 và 1.2).
Dịch não tủy
Kết quả
Màu sắc
Không màu
Số lượng bạch cầu
5 tế bào/mm3
Số lượng hồng cầu
20 tế bào/mm3
Protein
0,17g/l
Glucose
5,14 mmol/l /(Glucose máu: 6.2mmol/l)

Bảng 1.1. Kết quả xét nghiệm dịch não tủy.
Bệnh nhân được chẩn đoán sơ bộ là theo dõi sốc nhiễm trùng do não mô cầu và được cách ly ngay. Bệnh nhân được tiếp tục điều trị kháng sinh Ceftriaxon 1g x 4 lọ / ngày tiêm cách nhau mỗi 12 giờ, levofloxacin 0.75g truyền tĩnh mạch mỗi 24 giờ. Những cơn co giật liên tục của bệnh nhân được khống chế bằng liều cocktail ( dolargan + aminazin + pipolphen). Ngày thứ 4 của bệnh, ý thức bệnh nhân tiếp tục trở nên xấu hơn, và đi vào hôn mê. Bệnh nhân được thở máy và duy trì thuốc vận mạch noradrenalin + dobutamin. Bệnh nhân được điều trị thêm bằng dexamethason 4mg x 10 lọ/ ngày đầu tiên, 3 ngày sau tiếp tục  giảm dần 2 lọ so với ngày hôm trước. Trên da bệnh nhân bắt đầu xuất hiện tử ban rải rác toàn thân, tập trung nhiều ở vùng thắt lưng, hình thái đa dạng, kích thước từ 2 x 3mm tới 3 x 4 cm, xét nghiệm có kết quả cấy máu Polymerase chain reaction (PCR) dương tính với não mô cầu. Ngày thứ 6 của bệnh, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện chống thở máy và quyết định cho cai máy thở sớm, bệnh nhân dần tỉnh lại, hết sốt, huyết động ổn định. Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và ra viện sau 15 ngày điều trị.
Các xét nghiệm cận lâm sàng được làm liên tục song song với quá trình điều trị bệnh nhân được trình bày tóm tắt ở bảng 1.2.

G30*
N4
N6
N8
N10
Đơn vị
Bạch cầu
4.2
35.3
25.6
13.7
11
Nghìn/mm3
Procalcitonin
56.13
15.9
2.53
0.659
0.08
ng/ml
Tiểu cầu
92
27.4
43.1
194
245
Nghìn/mm3
Prothrombin
56
47
62
72
74
%
pH MĐM
7.2
7.58
7.39
kl
kl

pO2
37
173
46
kl
kl
mmHg
Ure/creatinin
5.87/202.7
12/97
8.6/63
12/79
7/59
mmol/l/umol/l
Pro BNP
15346
>35000
13416
2877
655
Pg/ml
AST/ALT
46/28
55/227
44/101
62/93
19.6/27
U/l
Lactat
11.91
2.39
3.56
1.59
1.7
mmol/l

G: giờ thứ (của bệnh), N: ngày thứ (của bệnh), kl: không làm
*giờ bệnh nhân vào viện quân y 175
MĐM: máu động mạch
Bảng 1.2. Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.
BÀN LUẬN
      Về chẩn đoán, bệnh nhân được chẩn đoán ngay từ tuyến đơn vị là nhiễm não mô cầu mặc dù chưa có xét nghiệm hay dấu hiệu lâm sàng đặc trưng, nhưng yếu tố dịch tễ đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cần thiết để có nhận định ban đầu phù hợp. Khi mới vào khoa chúng tôi là giờ thứ 30 của bệnh, nổi lên là tình trạng rối loạn ý thức của bệnh nhân, kích thích vật vã nhiều, kết hợp các yếu tố huyết động có sự rối loạn mạnh. Khi các kết quả xét nghiệm về cho thấy một tình trạng sốc nhiễm trùng rõ rệt [9], Procalcitonin tăng cao 56,13 ng/ ml và tiếp tục tăng ở những giờ sau. Lactat: 11,91 mmol/l, tiểu cầu giảm xuống còn 94000 tế bào/ mm3 và tiếp tục giảm thấp hơn ở những ngày sau. Tình trạng suy đa cơ quan cũng được bộc lộ sớm ngay từ đầu, Pro BNP > 35000 pg/ml, enzym AST/ ALT:  257/325 U/l, creatinin: 161µmol/l. Các dấu hiệu thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm dịch não tủy cho thấy không có tình trạng viêm màng não kết hợp. Hướng chẩn đoán càng trở nên sáng tỏ và chính xác hơn khi mà bệnh nhân xuất hiện những tử ban rải rác đặc trưng toàn cơ thể, tình trạng lâm sàng xấu đi nhanh trông thấy và có kết quả cấy phân lập máu dương tính với vi khuẩn não mô cầu từ viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định sốc nhiễm trùng do não mô cầu typ B.
Sốc do não mô cầu dẫn tới hôn mê, phải thở máy
      Về điều trị, theo tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm não mô cầu của Bộ y tế thì việc dùng kháng sinh cephalosporin thế hệ III là hoàn toàn hợp lý, do vậy vấn đề thành công được trên  bệnh nhân diễn biến nặng, đi vào tình trạng sốc nhanh như thế này chính nhờ một phần lớn ở sự xử trí kịp thời và đúng đắn của tuyến quân y đơn vị. Nhận định này cũng phù hợp với nghiên cứu của Park K khi ông cho rằng phát hiện sớm bệnh và dùng thuốc kháng sinh thích hợp sớm trong 2 ngày đầu có thể nâng tỉ lệ sống sót lên tới 95% [6]. Mặc dù bệnh nhân có rơi vào sốc và hôn mê nhưng chỉ phải thở máy 2 ngày và tình trạng phục hồi sau đó đã diễn ra rất tốt.
      Việc chúng tôi quyết định sử dụng dexamethason khi bệnh nhân có biểu hiện xấu hơn cũng phù hợp với nghiên cứu của Marc H. Lebel và cộng sự khi tiến hành trên 200 bệnh nhân đã chứng minh làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong [7]. Tuy nhiên vấn đề liều lượng  cũng như thời gian sử dụng corticoid đang còn là vẫn đề gây nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng nên khởi đầu liều corticoid 0,15mg/kg mỗi 6 giờ trong 24 giờ sau khi dùng liều kháng sinh đầu tiên, duy trì tiếp tục trong 4 ngày tiếp theo [8], trong khi đó lại cũng có những ý kiến nêu ra chỉ nên dùng corticoid ở những bệnh nhân người lớn sốc nhiễm trùng do não mô cầu với liều 200-300mg hydrocortison mỗi ngày và phải dùng trong thời gian tối thiểu là 5 ngày [10]. Ở bênh nhân này chúng tối đã sử dụng dexamethason với liều 40mg/ ngày, có giảm dần 8mg mỗi ngày tiếp theo, dùng trong 4 ngày đã cho thấy kết quả khả quan.

KẾT LUẬN
    Bệnh nhiễm não mô cầu đã, đang và sẽ còn là mối đe dọa không hề nhỏ tới sức khỏe của những chiến sĩ, những người có lối sống sinh hoạt tập trung nói riêng, cũng như sức khỏe và tính mạng của toàn thể cộng đồng nói chung. Việc sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ III trong điều trị bệnh nhiễm não mô cầu vẫn đang là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Đối với những bệnh nhân có sốc nhiếm khuẩn huyết do não mô cầu thì nên kết hợp thêm dexamethason liều cao từ sớm, nhưng dùng ngắn ngày. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời đóng vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống tính mạng bệnh nhân do não mô cầu gây ra, đặc biệt những trường hợp có sốc nhiễm khuẩn huyết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm Não mô cầu
(Ban hành kèm theo Quyết định số 975/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Y tế).
2. Caugant DA. Genetics and evolution of Neisseria meningitidis: importance for the epidemiology of meningococcal disease. Infect Genet Evol 8: 558-565, 2008.
3. Buysse CM, Raat H, Hazelzet JA, Hop WC, Maliepaard M,Joosten KF. Surviving meningococcal septic shock: health consequences and quality of life in children and their parents up to 2years after pediatric intensive care unit discharge. Crit Care Med 36: 596-602, 2008).
4. Sadarangani M, Scheifele DW, Halperin SA, Vaudry W, Le Saux N, Tsang R, et al. Outcomes of invasive meningococcal disease in adults and children in Canada between 2002 and 2011: a prospective cohort study. Clinical infectious diseases: an official publication of the Infectious Diseases Society of America. 2015 Apr 5;60(8):e27-35.
5. Rosenstein NE, Bradley BA, Stephens DS, Popovic T, Hughes JM. Meningococcal disease. N Engl J Med 344: 1378-1388, 2001.
6. Park K. Park's textbook of preventive and social medicine. 21 ed. Jabalpur: M/s Banarsidas Bhanot; 2011.
7. Marc H. Lebel, M.D., Bishara J. Freij, M.D., George A. Syrogiannopoulos, M.D. Dexamethasone Therapy for Bacterial Meningitis, N Engl J Med 1988; 319:964-971 October 13, 1988 DOI: 10.1056/NEJM198810133191502.
8. U TheilenL WilsonG WilsonJ O BeattieS Qureshi, and D Simpson. Management of invasive meningococcal disease in children and young people: summary of SIGN guidelines. BMJ. 2008 Jun 14; 336(7657): 1367–1370. doi:  10.1136/bmj.a129.
9. Mervyn Singer, MD, FRCP, Clifford S. Deutschman, MD, MS. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 2016 Feb 23; 315(8): 801–810.doi:  10.1001/jama.2016.0287.
10. Scottish Intercollegiate Guidelines Network. Management of invasive meningococcal disease in children and young people - a national clinical guideline. ISBN: 978 1905813 31 5 published May 2008.



QUAN TÂM NHIỀU NHẤT TRONG TUẦN QUA