Theo Hiệp hội Gan mật Hoa Kỳ AASLD mới ban hành hướng dẫn điều trị viêm gan B mạn tính mới nhất năm 2018, chúng ta có một số điểm lưu ý như sau:
- Điểm 1A: Điều trị thuốc kháng virus cho bệnh nhân trưởng thành mắc bệnh viêm gan B mạn tính trong giai đoạn kích hoạt miễn dịch bất chấp HBeAg âm hay dương để giảm thiểu nguy cơ biến chứng liên quan tới gan.
- Điểm 1B: Ưu tiên dùng Peg-IFN, entecavir, hoặc tenofovir để bắt đầu điều trị đặc hiệu.
- Điểm 2A: Không điều trị thuốc kháng virus trong giai đoạn dung giải miễn dịch.
- Điểm 2B: Không điều trị thuốc kháng virus trong giai đoạn dung giải miễn dịch nhưng những bệnh nhân này cần được theo dõi men gan ALT tối thiểu 6 tháng một lần để xem có chuyển sang giai đoạn hoạt động hay không.
- Điểm 2C: Đối với người viêm gan B mạn trên 40 tuổi: khởi động điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virus nếu tải lượng HBV-DNA > 1.000.000 IU/ml và có bằng chứng xơ hóa gan, bất chấp men gan ALT bình thường.
- Điểm 3A: Đối với bệnh nhân có HBeAg dương tính, không có xơ gan kèm theo, xem xét ngừng thuốc khi có chuyển đảo huyết thanh, sinh kháng thể Anti-HBe và tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện trong một thời gian dài. Nhưng thường thì không nên ngừng cho tới khi chưa mất được HBsAg.
- Điểm 3B: Đối với bệnh nhân có HBeAg dương tính mà có xơ gan kèm theo thì dù có chuyển đảo huyết thanh, có sinh kháng thể Anti-HBe cũng không được ngừng thuốc kháng virus.
- Điểm 4: Viêm gan B mạn có HBeAg âm tính, điều trị cả đời bằng thuốc kháng virus, tuyệt đối không ngừng thuốc, bất chấp các chỉ số khác có diễn tiến thay đổi ra sao.
- Điểm 5: Nguy cơ ảnh hưởng tới thận và xương của Tenofovir 300mg và Entecavir nếu dùng trong thời gian dài cơ bản không có sự khác biệt đáng kể. Chỉ có Tenofovir 25mg là an toàn trên thận và xương nếu dùng lâu dài.
- Điểm 6A: Đối với người đang điều trị bằng một loại thuốc kháng virus (NA), có xét nghiệm tải lượng virus thấp dưới 2000 IU/ml trong thời gian dài mà có thể không âm tính hẳn, thì vẫn tiếp tục liệu pháp một thuốc mà không cần kết hợp nhiều thuốc kháng virus.
- Điểm 6B: Bệnh nhân đang dùng một loại thuốc kháng virus mà đo tải lượng virus vẫn tăng, thì có thể chọn: hoặc chuyển sang dùng một loại thuốc khác có hàng rào kháng thuốc cao hơn, hoặc là giữ nguyên thuốc đó cộng thêm một thuốc kháng virus khác.
- Điểm 7A: bệnh nhân viêm gan B mạn tiến triển xơ gan còn bù, tải lượng virus HBV-DNA < 2000 IU/ml, nên điều trị ngay bằng thuốc kháng virus để tránh chuyển sang xơ gan mất bù, bất chấp ALT bình thường.
- Điểm 7B: xơ gan mất bù mà có HBsAg dương tính, sẽ được chỉ định điều trị ngay bằng thuốc kháng virus (NAs), bất chấp tất cả các chỉ số về men gan ALT, tải lượng virus HBV-DNA, tình trạng HBeAg.
- Điểm 8A: phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan B mạn tính, được chỉ định dùng thuốc kháng virus trong 3 tháng cuối của thai kì nếu tải lượng virus > 200.000 IU/ml.
- Điểm 8B: không sử dụng thuốc kháng virus cho phụ nữ mang thai nếu tải lượng HBV-DNA < 200.000 IU/ml.
ĐẲNG CẤP, NHIỆT TÌNH
TỪ TÂM, CHUYÊN NGHIỆP