Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2018 - XÉT NGHIỆM KHẲNG ĐỊNH NHIỄM HIV SAU BAO LÂU KỂ TỪ KHI CÓ HÀNH VI CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV LÀ CHÍNH XÁC NHẤT - TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV TỐT NHẤT TPHCM (SÀI GÒN)

CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2018 - UỐNG THUỐC ARV RỒI THÌ NÊN LÀM XÉT NGHIỆM KHẲNG ĐỊNH NHIỄM HIV SAU MẤY THÁNG LÀ CHÍNH XÁC NHẤT - TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV TỐT NHẤT TPHCM (SÀI GÒN)


      Câu hỏi này được rất nhiều người phơi nhiễm HIV (tức là những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV như: quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm, bị cưỡng dâm, bị máu hay dịch tiết của bệnh nhân HIV bắn vào vùng da bị tổn thương hoặc vào niêm mạc mắt, mũi, những người dẫm đạp phải kim tiêm dính máu không rõ nguồn gốc...) quan tâm sâu sắc, họ rất hồi hộp cho nên mới có cụm từ ''sau bao lâu'' ?
      Sau bao lâu ở đây chính là tính từ thời điểm có yếu tố nguy cơ phơi nhiễm HIV đến lúc chúng ta làm xét nghiệm khẳng định chắc chắn có bị nhiễm HIV hay không với độ tin cậy (hay tin tưởng 100%). Vậy 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng???

      Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần hiểu điều đầu tiên ở đây đang bàn tới là xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV, chứ không phải là test HIV nhanh dùng trong sàng lọc truyền máu hay giám sát dịch tễ. Theo quy định của Bộ Y tế, muốn khẳng định một người có nhiễm HIV hay không thì xét nghiệm đó phải được thực hiện ở một cơ sở y tế được Bộ công nhận và tiến hành theo chiến lược 3. Nghĩa là, máu của bệnh nhân chỉ phải lấy một lần duy nhất thôi, nhưng sẽ được kiểm tra bằng 3 loại sinh phẩm khác nhau với 3 cơ chế nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Như xét nghiệm thực tế dưới đây:

Trong đó 1 sinh phẩm có độ nhạy rất cao, tức là nếu có virus HIV trong người sẽ phát hiện ra ngay, 2 sinh phẩm còn lại có độ đặc hiệu rất cao, tức là nếu đã phát hiện nhiễm HIV thì chắc chắn đó là HIV chứ không nhầm lẫn sang loại nào khác. Chính bởi sự phức tạp như vậy cho nên muốn biết chính xác tình trạng nhiễm HIV phải đến cơ sở y tế hay bệnh viện có quyền khẳng định bệnh nhân nhiễm HIV theo quy định của Pháp luật. Tại TPHCM (Sài Gòn), chúng ta có thể tới viện Pasteur hoặc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (phần đông tới viện Pasteur vì sự tiện lợi dễ đi lại, đỡ đông, bác sĩ và nhân viên ở đây rất thoải mái và đảm bảo thông tin bí mật tuyệt đối, hơn nữa đây là cở sở chuẩn nhất của Bộ y tế về xét nghiệm này).

Khẳng định nhiễm HIV có 2 tình huống xảy ra:
  1. Dương tính (+): như ví dụ ở trên, thì chắc chắn bạn bị nhiễm HIV rồi, bất chấp đó là thời điểm nào trong cuộc đời, không còn phải thắc mắc bao lâu hay gì hết. Bạn hãy bình tình mặc dù virus HIV sẽ tồn tại trong người bạn cả đời, nhưng hãy học cách biết chấp nhận, đối mặt với sự thật để điều trị và chung sống hòa bình với nó, hãy suy nghĩ tích cực biến đó là động lực để sống tốt hơn, có ích hơn, cống hiến nhiều hơn cho gia đình và xã hội.
  2. Âm tính (-): lúc này chúng ta mới cần đến câu trả lời cho câu hỏi sau bao lâu kể từ khi có hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV, bạn mới thực sự yên tâm là mình hoàn toàn không nhiễm HIV. Bạn có thắc mắc không khi tại sao nhiều nơi tư vấn cho bạn làm xét nghiệm sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng? Nên tin tưởng ở đâu? Hoang mang quá trời, tại sao lại phải có những mốc thời gian đó để làm gì?
    NGUỒN: BỘ Y TẾ
    Trả lời: Tại vì nó liên quan đến giai đoạn cửa sổ trong quá trình nhiễm virus HIV, có các mốc thời gian và tỉ lệ làm xét nghiệm đạt độ chính xác tương ứng như sau:
    NGUỒN CDC, Hoa Kỳ

Xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV là xét nghiệm dựa trên kháng thể kháng HIV
Nguồn: BỘ Y TẾ
       Cho nên trong giai đoạn cửa sổ, cơ thể chưa kịp sinh kháng thể, vì vậy nếu làm xét nghiệm trong giai đoạn này có thể âm tính giả. Thường thì giai đoạn kéo dài từ 4 - 12 tuần sau khi nhiễm HIV, tải lượng virus cao nhất ở tuần thứ 3, sau đó giảm dần và thấp nhất sau 120 ngày. Tỉ lệ của giai đoạn cửa sổ như bạn thấy rồi đó, nếu làm ở 1 tháng thì chính xác lên đến 95%, 3 tháng là 99,97%, sáu tháng thì 99,9999% còn lại rất rất hiếm trường hợp có giai đoạn cửa sổ kéo dài hơn nữa. Cũng chính bởi một số quá quá ít trường hợp có giai đoạn cửa sổ kéo dài có thể gây ra kết quả xét nghiệm âm tính giả, và theo kinh nghiệm thực tế ở Việt Nam thì chỉ 3 tháng là đã chính xác gần như tuyệt đối rồi, có làm thêm những xét nghiệm ở thời điểm muộn hơn cũng không ý nghĩa gì nhiều. Bởi thế, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 5418 QĐ/BYT ngày 1/12/2017 để hướng dẫn làm xét nghiệm theo dõi sau khi có nguy cơ phơi nhiễm HIV, khẳng định không nhiễm là 3 tháng, như hình dưới đây

NGUỒN: BỘ Y TẾ
    Ngoài ra nếu muốn loại trừ giai đoạn cửa sổ sớm hơn, tăng tỉ lệ phát hiện chính xác có bị nhiễm HIV hay không sớm nhất và chính xác nhất, thì kể từ thời điểm 6 tuần chúng ta có thể làm combo 2 xét nghiệm như dưới đây cũng có thể loại trừ nhiễm HIV chính xác tới 99% rồi, nhưng xin nhắc lại, mốc thời gian chuẩn nhất vẫn là 3 tháng.


    NÓI TÓM LẠI: Theo cập nhật mới nhất của Bộ Y tế áp dụng kể từ năm 2018, SAU 3 THÁNG xét nghiệm có quyền khẳng định một người chắc chắn không nhiễm HIV. Xét nghiệm sau thời gian muộn hơn không có ý nghĩa khác biệt.

    Xin lưu ý: phải làm xét nghiệm ở cơ sở y tế được Bộ y tế cấp phép có quyền khẳng định chắc chắn nhiễm HIV, trong thời gian 3 tháng vẫn thực hiện các biện pháp an toàn để tránh nguy cơ có thể lây nhiễm HIV cho người khác.

     Mọi thắc mắc xin liên hệ: BS.Thắng 0988778115 hoặc tại địa chỉ Nhà thuốc HỒNG NHUNG 41A Hồng Hà, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM, cách sân bay Tân Sơn Nhất 600m.


QUAN TÂM NHIỀU NHẤT TRONG TUẦN QUA