Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Chỉ dấu sinh học HBcrAg mới được tìm ra của viêm gan siêu vi B mạn tính có khiến chúng ta thay đổi trong thực hành lâm sàng?

           Từ xưa tới nay, trong thực hành lâm sàng chẩn đoán và điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính, chúng ta đã quá quen với những chỉ dấu sinh học (marker) như: AST, ALT, HBsAg, HBV-DNA, AFP, HBeAg, HBeAb, Anti-HBs, Anti-HBc, Bil TP, Bil TT...Cách đây không lâu, vào năm 2014 đã chính thức có phiên bản thương mại làm xét nghiệm đo dấu ấn sinh học HBcrAg để giúp trong vấn đề tiên lượng và điều trị bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính. Marker  này giúp tìm ra chuỗi gồm 149 amino acid chung của HBcAg, HBeAg và chuỗi protein nhỏ liên kết lõi p22cr. Vì HBcrAg có liên hệ chặt chẽ với HBV DNA cho nên nó góp phần phản ánh tình trạng sao chép của virus viêm gan B. Hơn nữa dấu ấn sinh học này còn có liên hệ chặt chẽ với cấu trúc cccDNA trong cả 2 trường hợp viêm gan B mạn tính có HBeAg âm hoặc dương. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu trên thế giới vẫn chỉ ra rằng 2 marker quan trọng nhất trong vấn đề theo dõi điều trị, tiên lượng và cách xử trí đối với bệnh nhân viêm gan B mạn tính là HBV DNA và định lượng HBsAg.
NGUỒN: MEDSCAPE.COM

QUAN TÂM NHIỀU NHẤT TRONG TUẦN QUA