CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TỐT NHẤT TPHCM CÁC BỆNH LÝ DA Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS
Thực tế, khi nói tới nhiễm HIV/AIDS, điều mà cả bệnh nhân và xã hội lo ngại chính là những biểu hiện ngoài da gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề đến không chỉ trực tiếp bệnh nhân mà cả mọi người xung quanh. Có thể nói, nhiều bệnh nhân không quá lo sợ bị chết do HIV, cũng chẳng ngại nếu tử vong vì những bệnh nhiễm trùng cơ hội nặng nề như: viêm phổi PCP, lao màng não, nấm não, bệnh PML hay nhiều bệnh nguy hiểm tới tính mạng khác; mà họ sợ điều trước nhất và cũng là lớn nhất chính bởi các bệnh ngoài da rất đặc trưng ở bệnh nhân HIV/AIDS. Những bệnh lý này không chỉ rất đa dạng, thường xuyên xuất hiện ở bệnh nhân HIV/AIDS mà còn là chỉ điểm của nhiễm HIV/AIDS cũng như thể hiện sơ bộ mức độ suy giảm miễn dịch của bệnh nhân. Cũng chính bởi nó hầu như chỉ xuất hiện trên bệnh nhân HIV/AIDS, cho nên điều đó khiến họ cảm thấy vô cùng mặc cảm và tuyệt vọng, họ sợ cái nhìn soi mói và phán xét của người khác. Cái chết vì những tình trạng nhiễm trùng khác như viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng huyết hay suy đa phủ tạng cũng chẳng đáng sợ bằng sự ra đi trong khổ đau do cái nhìn dè bỉu, khinh miệt của người đời. Đối với những người làm nghề như chúng tôi thì thực sự rất thương bệnh nhân và có ôm hôn họ thì chúng tôi cũng chẳng hề sợ sệt, thế nhưng đó chỉ là số rất ít, rất ít trong hàng triệu, hàng triệu người còn đang có cái nhìn khắt khe, tiêu cực về căn bệnh HIV/AIDS - căn bệnh mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi chỉ là bệnh mạn tính. Đối với bệnh nhân HIV/AIDS, trước khi đón nhận ngày mà xã hội suy nghĩ tích cực hơn, có cái nhìn thông cảm hơn với các bạn, thì chúng ta phải hành động ngay, phải tự bảo về chính mình trước những căn bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng thực sự gây ảnh hưởng rất nặng nề đến tâm tư tình cảm nói riêng cũng như làm sụt giảm nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS nói chung.
I. CHẨN ĐOÁN CÁC BỆNH LÝ NGOÀI DA Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS
1. Tổn thương da do nấm Cryptococcus neoformans
- Tổn thương thường đơn độc, hình tròn hoặc ô van, kích thước khoảng 5-10 mm, loét có vảy tiết. Nếu suy giảm miễn dịch nặng hơn, tổn thương có thể thành đám, sùi lên như vỏ cam sành.
- Tổn thương không đau, không ngứa, không có lõm loét ở trung tâm. (Hình bên dưới)
2. Tổn thương do nấm Penicillium marneffei- Tổn thương sẩn đặc, lồi trên mặt da, kích thước từ vài mm đến hàng cm, màu sắc giống với màu da, không đau, không ngứa, giữa tổn thương thường có hoại tử lõm tạo vảy màu đen, thường xuất hiện ở mặt, có thể trong niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, lan tràn toàn thân và tứ chi.
- Có thể tổn thương ngoài da đơn thuần hoặc ở dạng kết hợp nhiễm nấm huyết hay viêm phổi. (Hình bên dưới).
3. Sẩn ngứa PPE
- Căn nguyên chưa được xác định rõ ràng, một số tác giả cho rằng có liên quan tới yếu tố dị ứng miễn dịch và có thể do bản thân virus HIV gây ra ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng và có số tải lượng virus HIV trong máu cao.
- Tổn thương xuất hiện ở 2 cẳng chân, 2 cẳng tay, các nốt sần kích thước khoảng 1cm, màu thâm, rất ngứa, giữa các nốt sần vẫn là khoảng da lành. (Hình bên dưới)
4. Sùi mào gà sinh dục
- Do HPV gây ra, thương tổn có đặc điểm là các u nhú sần sùi, có chân, đứng đơn lẻ hoặc thành đám giống như cấu trúc của mào gà.
- Xuất hiện ở bộ phận sinh dục, không đau, không ngứa. (Hình bên dưới)
5. Mụn cóc hậu môn
- Cũng do HPV gây ra, thường gặp ở người đồng tính nam có quan hệ tình dục kiểu hậu môn - sinh dục.
- Tổn thương là các sẩn riêng rẽ hoặc tạo thành đám, cùng với màu da hoặc có màu nâu, không đau, không ngứa. (Hình bên dưới).
6. Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan
- Có 3 tác nhân gây ra tổn thương này là: vi khuẩn, nấm và dị ứng. Tổn thương là các nốt sẩn kích thước 1-2mm, thường xuất hiện ở mặt, cổ và cánh tay; có màu đỏ giống màu trứng cá, có thể ngứa.
- Xét nghiệm tăng bạch cấu ưa acid trong máu. (Hình bên dưới)
7. Kaposi sarcoma
- Do virus HHV8 (Human Herpes Virus 8) gây ra với tổn thương nhiều cơ quan như da, niêm mạc, phổi, đường tiêu hóa.
- Thương tổn trên da là những sẩn màu đỏ tím, kích thước 1-3cm, không ngứa, không đau và không có triệu chứng toàn thân. Tổn thương thường xuất hiện vùng mặt, cổ. (Hình bên dưới)
8. U mạch trực khuẩn
- Do trực khuẩn Bartonella henselae hoặc Bartonella quitana gây ra.
- Tổn thương là các u máu màu đỏ trên da, kích thước 2-8mm, đứng riêng rẽ, không đau, không ngứa, nhưng dễ bị chảy máu hoặc bội nhiễm gây nhiễm trùng lan tỏa. (Hình bên dưới)
9. U mềm lây
- Do virus u mềm lây (MCV) gây ra
- Tổn thương cơ bản là các sẩn kích thước vài mm đến 2cm, màu hơi hồng, không đau, không ngứa, thường xuất hiện ở vùng mu, bẹn, thân dương vật, mặt, có thể ở bụng, ngực. Ở trung tâm nốt sẩn hơi lõm xuống nhưng không tạo vảy. (Hình bên dưới)
10. Các Viêm loét do HSV
- Do Herpes Simplex Virus gây ra.
- Có thể xuất hiện ở môi, khóe miệng, lòng bàn tay, bộ phận sinh dục (dương vật, âm hộ), hoặc khu vực tầng sinh môn, bẹn.
- Tổn thương cơ bản là các mụn phỏng nước, sau đó lan rộng ra, rồi vỡ để lại các vết loét mạn tính hay tái phát dai dẳng. (Hình bên dưới)
Các vị trí gây tổn thương của HSV là rất đa dạng
11. Loét miệng Aphter
Các vết loét xuất hiện trong niêm mạc má, kích thước từ 5-10mm, bờ rõ ràng và có phù nề xung quanh, đáy có lớp giả mạc trắng mỏng, đau, rát, nhất là khi ăn thức ăn cay nóng. (Hình bên dưới)
12. Lao da
Thường chỉ xuất hiện một tổn thương loét đơn độc, bờ tổn thương có ranh giới rõ ràng, hơi gồ lên so với vùng da xung quanh. quanh bờ tổn thương có thâm nhiễm viêm, màu hồng nhạt hoặc tím nhạt, đáy tổn thương có chất hoại tử bẩn.
13. Viêm mô tế bào
Phù nề, viêm tấy lan tỏa, vùng tổn thương viêm màu đỏ, cảm giác đau căng tức tại vùng viêm. Thường xuất hiện ở cẳng tay, cẳng chân có thể cả ở mặt do tụ cầu vàng, liên cầu gây ra. (Hình bên dưới).
14. Mụn, nhọt do tụ cầu vàng
Tổn thương thâm nhiễm viêm màu đỏ, có mủ xanh bên trong. (Hình bên dưới)
15. Viêm da bã nhờn
Thường xuất hiện ở tuyến bã vùng mặt, da đầu, sau tai, ngực tạo nên các mảng hồng ban, bong vảy, có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. (Hình bên dưới)
16. Ghẻ vảy (Ghẻ Na Uy)
Tổn thương lan rộng toàn thân, da khô nhăn nheo và mốc meo, nhiều vùng sừng hóa mạnh và tạo vảy cứng. (Hình bên dưới)
17. Nấm móng
Do nấm Trichophyton rubrum gây ra tổn thương ở phần chân móng hoặc đầu xa của móng có đặc điểm là các vùng tổn thương màu trắng, có thể kèm theo biểu hiện của loạn dưỡng hoặc thiểu dưỡng móng (móng khô, chẻ móng, dễ gẫy, bề mặt không bằng phẳng). (Hình bên dưới)
18. Hắc lào
- Do nấm Dermatophyte (các chủng nấm Tinea) gây ra.
- Tổn thương thường xuất hiện vùng cạp quần, bẹn, mông với biểu hiên là các vùng da màu nâu sẫm, bờ cạnh rõ ràng, sẩn cao hơn vùng da lành và rất ngứa đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, đổ mồ hôi nhiều. (Hình bên dưới)
19. Vẩy nến
Ở bệnh nhân HIV/AIDS, vẩy nến thường gặp hơn, mức độ nặng hơn và điều trị khó ổn đinh hơn so với bệnh nhân không nhiễm HIV. Da khô, các tổn thương vảy trắng hoặc hồng nhạt, rất ngứa, có thể thấy rất nhiều vết xước do bệnh nhân gãi nhiều. (Hình bên dưới)
20. Bạch sản dạng lông
Do virus EBV gây tổn thương dạng giả mạc màu trắng bóng, không bóc tách ra được, trên bề mặt giả mạc có thể quan sát thấy các lông tơ màu trắng xuất hiện ở 2 bệnh cạnh lưỡi. (Hình bên dưới)
II. ĐIỀU TRỊ BỆNH NGOÀI DA Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TỐT NHẤT TPHCM (SÀI GÒN)
1. Do căn nguyên virus
Các chủng virus Herpes thì điều trị bằng Acyclovir
Các chủng khác không có thuốc đặc trị, can thiệp bằng thuốc kháng virus - ARV, ngoài ra với u mềm lây và HPV có thể sử dụng thêm đốt điện, laser, ni-tơ lỏng hoặc hóa chất bôi tại chỗ (podophyllin).
2. Do nấm
Tùy chủng nấm và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà ta có các thuốc kháng nấm khác nhau như: amphotericin B, itraconazol, fluconazol và ketoconazol.
Thuốc kháng nấm có các dạng tiêm truyền tĩnh mạch, uống và bôi.
3. Do vi khuẩn
Dùng kháng sinh đặc trị tùy chủng vi khuẩn và mức độ nhạy cảm khác nhau mà ta có chỉ định điều trị cho phù hợp từng bệnh nhân cụ thể.
4. Do kí sinh trùng
Chủ yếu dùng thuốc bôi như DEP để điều trị ghẻ.
Ngoài ra còn có thuốc lá cực kì hiệu qủa như cây gai đắng chữa ghẻ khỏi hoàn toàn chỉ sau vài lần tắm.
5. Bệnh lý ác tính và các khối u
Phối hợp các chuyên khoa để xạ trị, hóa chất. phẫu thuật.
6. Điều trị chung cho tất cả các trường hợp bệnh ngoài da ở bệnh nhân HIV/AIDS bằng liệu pháp tăng cường miễn dịch - liệu pháp immunoglobulin TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo: Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, "Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS", Nhà xuất bản y học 2014.
Mọi thắc mắc xin liên hệ BS.THẮNG 0988778115 hoặc tại địa chỉ Nhà thuốc HỒNG NHUNG 41A Hồng Hà, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM, cách sân bay Tân Sơn Nhất 600m, SĐT 0974433519.